Mất giấy phép lái xe thì làm lại ở đâu? Hướng dẫn hồ sơ và trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lái xe mới?
Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp lại Giấy phép lái xe? Nơi làm lại Giấy phép lái xe ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp lại Giấy phép lái xe theo đó bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Trong trường hợp Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
+ Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
+ Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này
- Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Theo đó, cần phải đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.
Thời hạn cấp lại Giấy phép lái xe bị mất là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn cấp lại Giấy phép lái xe như sau:
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Mất giấy phép lái xe thì làm lại ở đâu? Hướng dẫn hồ sơ và trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lái xe mới? (Nguồn ảnh: Internet)
Xử lý vi phạm trong trường hợp lái xe mà không có Giấy phép lái xe?
Căn cứ theo quy định tại điểm Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến giấy phép lái xe như sau:
- Đối với xe máy:
+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
- Đối với xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng.
- Ngoài ra đối với hành vi khai mất để xin cấp thêm Giấy phép lái xe khác mà gian dối thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
Do đó, đối với hành vi khai báo không trung thực để thì lại hoặc cấp lại Giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT), trường hợp người có hành vi gian dối, khai báo không đúng sự thật để được cấp lại Giấy phép lái xe còn có thể bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thông giấy phép lái xe và không được cấp giấy phép lái xe trong vòng 5 năm.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ như trên để làm lại giấy phép lái xe khi bị mất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?