Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng đến năm 2030 được phân bố như thế nào theo Quyết định 966/QĐ-TTg?
- Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng đến năm 2030 được phân bố như thế nào theo Quyết định 966/QĐ-TTg như thế nào?
- Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em người khuyết tật gồm có những gì?
- Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình gồm có những gì?
Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng đến năm 2030 được phân bố như thế nào theo Quyết định 966/QĐ-TTg như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương III Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quy định về phương án phát triển phân bố mạng lưới cơ sở theo vùng đến năm 2030 như sau:
(1) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
- Có tối thiểu 129 cơ sở (công lập và ngoài công lập), trong đó bao gồm:
+ 19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
+ 25 cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
+ 17 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 20 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 29 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
(2) Vùng Đồng bằng sông Hồng
Có tối thiểu 151 cơ sở (công lập và ngoài công lập), gồm:
+ 18 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+ 20 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
+ 30 cơ sở cai nghiện ma túy;
+ 24 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 23 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 36 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
(3) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
- Có tối thiểu 169 cơ sở (công lập và ngoài công lập), trong đó gồm:
+ 21 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+ 23 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
+ 25 cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
+ 30 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 27 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 43 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
(4) Vùng Tây Nguyên
- Có tối thiểu 43 cơ sở (công lập và ngoài công lập), gồm:
+ 06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+ 06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 08 cơ sở cai nghiện ma túy;
+ 08 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 10 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
(5) Vùng Đông Nam Bộ
- Có tối thiểu 131 cơ sở (công lập và ngoài công lập), gồm:
+ 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+ 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
+ 27 cơ sở cai nghiện ma túy;
+ 36 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 28 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 18 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
(6) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Có tối thiểu 102 cơ sở (công lập và ngoài công lập), gồm:
+ 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
+ 16 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
+ 15 cơ sở cai nghiện ma túy;
+ 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
+ 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
+ 28 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng đến năm 2030 được phân bố như thế nào theo Quyết định 966/QĐ-TTg như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em người khuyết tật gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định về thành phần hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với trẻ em người khuyết tật gồm có những giấy tờ như sau:
- Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
Tải mẫu số 07 tại đây.
- Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;
- Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);
- Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định về thành phần hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
Tải mẫu số 07 tại đây.
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh).
- Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?