Mã định danh khoản phải nộp là gì? Điểm mới trong sử dụng mã ID khoản phải nộp để tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế là gì?
Mã ID khoản phải nộp là gì theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC có giải thích về Mã định danh khoản phải nộp (ID) hay còn gọi là mã ID khoản phải nộp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Mã định danh khoản phải nộp (ID)” là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế.
Theo đó, mã định danh khoản phải nộp (ID) là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành Thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế.
Mã định danh khoản phải nộp là gì? Điểm mới trong sử dụng mã ID khoản phải nộp để tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế là gì?
Điểm mới trong sử dụng mã ID khoản phải nộp để tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế tại Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế là gì?
Vừa qua, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế bao gồm dịch vụ Thuế điện tử eTax; eTax Mobile nâng cấp chức năng cho phép người nộp thuế tra cứu nghĩa vụ thuế, hỗ trợ sắp xếp thứ tự thanh toán theo quy định của Luật Quản lý thuế, lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (NSNN) theo mã ID, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước theo mã ID.
Theo đó, tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 do Tổng cục Thuế ban hành hướng dẫn người nộp thuế tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế tại Cổng TTĐT của TCT có nêu điểm mới trong sử dụng mã ID khoản phải nộp để tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế tại Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế như sau:
Dịch vụ thuế điện tử eTax phân hệ doanh nghiệp, cá nhân và dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động eTax mobile nâng cấp chức năng “Tra cứu số thuế còn phải nộp” thành “Tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế” cho phép:
(1) Người nộp thuế tra cứu toàn bộ các thông tin về tình hình xử lý của cơ quan thuế đối với các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn của NNT.
(2) Người nộp thuế tra cứu thông tin các khoản còn phải nộp, đã nộp, còn được hoàn đã được hệ thống ứng dụng quản lý thuế ghi nhận đến thời điểm tra cứu.
- Đối với khoản còn phải nộp, mỗi khoản được chỉ rõ trạng thái và thứ tự thanh toán, bao gồm:
(i) Chưa nộp
(ii) Đã nộp tại ngân hàng, chờ xử lý,
(iii) Đang tra soát,
(iv) Đang được xử lý bù trừ,
Hoặc (v) đang được xử lý hoàn kiêm bù trừ.
Đồng thời, hệ thống bổ sung gợi ý cho NNT lựa chọn như sau: (i) lập Giấy nộp tiền vào NSNN hoặc (ii) tra soát, điều chỉnh nghĩa vụ thuế (nếu có sai, sót).
Ví dụ: Người nộp thuế có khoản phải nộp theo hồ sơ khai thuế GTGT tháng 12/2022 nhưng chưa nộp thì hệ thống cung cấp thông tin khoản thuế này cho NNT được biết và hỗ trợ giao diện đến màn hình lập Giấy nộp tiền trong trường hợp NNT lựa chọn gợi ý “nộp thuế”.
- Đối với các khoản đã nộp, hệ thống bổ sung gợi ý: (i) tra soát, (ii) xử lý bù trừ khoản nộp thừa hoặc (iii) đề nghị hoàn kiêm bù trừ. Khi NNT tích chọn gợi ý thì hệ thống giao diện đến các chức năng lập hồ sơ đề nghị tra soát hoặc lập hồ sơ đề nghị xử lý bù trừ khoản nộp thừa hoặc chức năng lập hồ sơ đề nghị hoàn kiêm bù trừ thu NSNN tương ứng.
- Đối với các khoản còn được hoàn là các khoản NNT đã có Quyết định hoàn trả hoặc hoàn kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế ban hành nhưng đang trong thời gian chờ Kho bạc Nhà nước chi trả theo quy định.
Ngoài ra, tại Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 cũng hướng dẫn người nộp thuế triển khai mã ID khoản phải nộp với các nội dung sau:
(1) Hướng dẫn tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế tại Cổng TTĐT của TCT (eTax, eTax mobile) đối với tổ chức, cá nhân.
(2) Hướng dẫn lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại Cổng TTĐT của TCT:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Hướng dẫn lập Giấy nộp tiền tại dịch vụ thuế điện tử eTax.
- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh: Hướng dẫn lập Giấy nộp tiền tại dịch vụ thuế điện tử eTax, dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động eTax mobile.
(3) Hướng dẫn tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp NSNN theo ID khoản phải nộp:
- Tra soát, điều chỉnh chứng từ.
- Tra soát, điều chỉnh thông tin nghĩa vụ thuế.
Điểm mới trong việc triển khai lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mã ID khoản phải nộp là gì?
Tại Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 có nêu rõ việc lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước sẽ do Kho bạc Nhà nước, Cổng dịch vụ công Quốc gia, ngân hàng truy vấn ID khoản phải nộp tại Cổng TTĐT của TCT hoặc sử dụng ID khoản phải nộp tại các thông báo nộp tiền do NNT cung cấp hoặc kê khai trên Bảng kê nộp tiền, Giấy nộp tiền để hỗ trợ NNT lập chứng từ nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước/ngân hàng hoặc nộp bằng phương thức điện tử qua các dịch vụ do KBNN/Cổng dịch vụ công Quốc gia/ngân hàng cung cấp.
Trong đó, có nêu điểm mới của việc lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mã ID khoản phải nộp như sau:
(1) Dịch vụ thuế điện tử eTax phân hệ doanh nghiệp, cá nhân và dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động eTax mobile nâng cấp chức năng “Lập Giấy nộp tiền” cho phép NNT thực hiện:
(i) Truy vấn toàn bộ nghĩa vụ còn phải nộp của NNT theo ID khoản phải nộp hoặc truy vấn theo mã hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính hoặc mã hồ sơ lệ phí trước bạ phương tiện.
- Khi NNT lựa chọn truy vấn theo mã hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính hoặc mã hồ sơ lệ phí trước bạ phương tiện: NNT nhập mã hồ sơ tương ứng để hệ thống kiểm tra, hiển thị màn hình lập Giấy nộp tiền đã được điền sẵn các thông tin cho NNT xác nhận. Trường hợp NNT xác nhận đúng thông tin, nhấn “hoàn thành” để hệ thống chuyển thông tin Giấy nộp tiền đến ngân hàng nơi NNT mở tài khoản tiến hành xử lý theo quy định.
- Khi NNT chọn truy vấn toàn bộ nghĩa vụ còn phải nộp, hệ thống hiển thị kết quả là danh sách tất cả các khoản còn phải nộp của NNT trên toàn quốc (mỗi khoản phải nộp có “ID khoản phải nộp” là dãy số do hệ thống ứng dụng của cơ quan thuế tạo, đảm bảo tính duy nhất cho khoản phải nộp của NNT), chia làm 3 nhóm A- là các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp theo thứ tự thanh toán, B- là các khoản NNT được tự lựa chọn, C- là các khoản phải nộp đang chờ xử lý. Cụ thể:
+ Nhóm A- Các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp theo thứ tự thanh toán: thứ tự thanh toán các khoản còn phải nộp tại Nhóm này được sắp theo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, NNT lựa chọn nộp cho khoản phải nộp có thứ tự từ thấp đến cao (thấp nhất là 1).
Trường hợp, các khoản phải nộp có thứ tự thanh toán liền kề nhau và có cùng thông tin KBNN tiếp nhận khoản thu, cơ quan thu, tài khoản thu, mục lục ngân sách, loại tiền, tính chất nghiệp vụ quản lý thuế thì hệ thống hỗ trợ gom nhóm thành 01 khoản gọi là ID tổng hợp để lập Giấy nộp tiền nhằm tối ưu dung lượng của Giấy nộp tiền, NNT không được sửa thông tin số tiền của khoản đã gom.
Trường hợp NNT chỉ muốn nộp cho một hoặc một số khoản phải nộp (do không đủ điều kiện trích nợ tài khoản ngân hàng đối với số tiền của ID tổng hợp đã gom sẵn) thì hệ thống cho phép NNT chọn một mã ID khoản phải nộp để lập GNT hoặc chọn từ 02 mã ID khoản phải nộp trở lên có đủ điều kiện để hệ thống tạo mã “ID tổng hợp” mới.
+ Nhóm B - Các khoản thu khác: bao gồm các khoản thu về lệ phí trước bạ phương tiện, nghĩa vụ tài chính về đất và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu. Các khoản phải nộp tại Nhóm này không sắp xếp theo thứ tự thanh toán bắt buộc, NNT được lựa chọn nộp cho khoản bất kì tại nhóm này.
+ Nhóm C - Các khoản đang xử lý: bao gồm các khoản phải nộp đã được ngân hàng thông báo nộp tiền thành công; các khoản còn phải nộp nhưng đang được cơ quan thuế xử lý theo hồ sơ đề nghị xử lý bù trừ hoặc đang xử lý hoàn trả; các khoản còn phải nộp đang được xử lý gia hạn hoặc đã được cơ quan thuế ra quyết định khoanh nợ, xóa nợ. NNT căn cứ tình hình theo dõi nghĩa vụ thuế của mình để lựa chọn nộp/không nộp các khoản đang được cơ quan thuế xử lý nêu tại Nhóm này.
Sau khi NNT lựa chọn khoản phải nộp muốn thanh toán tại nhóm A, nhóm B hoặc C nêu trên, hệ thống truy xuất các thông tin liên quan của ID khoản phải nộp để điền vào Giấy nộp tiền, NNT được sửa thông tin số tiền phù hợp với loại thuế, số dư tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng phục vụ NNT, sửa thông tin KBNN hạch toán khoản thu để phù hợp với thông tin nộp ngân sách được cơ quan thuế hướng dẫn. NNT nhấn “Hoàn thành” để hệ thống chuyển thông tin Giấy nộp tiền đến ngân hàng nơi NNT mở tài khoản tiến hành xử lý theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp NNT phát hiện khoản phải nộp không đúng nghĩa vụ của NNT khi thực hiện truy vấn, NNT thực hiện tra soát và đề nghị điều chỉnh thông tin với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại mục III phụ lục này để được cơ quan thuế cập nhật, điều chỉnh đúng nghĩa vụ thuế trước khi lập GNT vào NSNN.
(ii) Trường hợp NNT tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ thì NNT tích chọn “Tạm nộp” để hệ thống hiển thị giao diện lập giấy nộp tiền. NNT kê khai toàn bộ thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN để cơ quan thuế có cơ sở ghi nhận, xử lý bù trừ khoản đã nộp của NNT với khoản phải nộp hoặc tra soát thông tin với NNT để hoàn thiện chứng từ.
(iii) Trường hợp NNT không tìm thấy khoản phải nộp tương ứng (có thể do các nguyên nhân như: các khoản thuế đã lập và gửi hồ sơ khai thuế nhưng chưa được cơ quan thuế chấp nhận hoặc thông tin khoản phải nộp chưa đúng nhưng để đảm bảo thời hạn nộp thuế thì NNT tích chọn “Loại thuế khác” để hệ thống hiển thị giao diện lập Giấy nộp tiền. NNT kê khai toàn bộ thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN để cơ quan thuế có cơ sở ghi nhận, xử lý bù trừ khoản phải nộp hoặc tra soát thông tin với NNT để hoàn thiện chứng từ.
(2) Dịch vụ thuế điện tử eTax phân hệ doanh nghiệp, cá nhân và dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động eTax mobile nâng cấp chức năng “Lập Giấy nộp tiền nộp thay” cho phép người nộp thay thực hiện:
- Truy vấn khoản phải nộp theo mã ID khoản phải nộp của người nộp thuế.
- Hệ thống kiểm tra thông tin mã ID và cung cấp thông tin thứ tự thanh toán của mã ID cho người nộp thay biết.
Trường hợp khoản thuế muốn nộp thuộc nhóm A và có thứ tự thanh toán sau ít nhất 01 khoản thuế khác thì hệ thống thông báo cho người nộp thay biết về thứ tự thanh toán của khoản thuế này và việc người nộp thay/người nộp thuế cần nộp cho các khoản có thứ tự ưu tiên thanh toán phía trước rồi mới nộp khoản thuế này để tối ưu quyền lợi.
Trường hợp khoản thuế đủ điều kiện lập Giấy nộp tiền nộp thay thì hệ thống hiển thị thông tin chi tiết Giấy nộp tiền nộp thay đã được điền sẵn thông tin để người nộp thay xác nhận hoàn thành Giấy nộp tiền nộp thay, gửi thông tin đến ngân hàng phục vụ người nộp thay để xử lý theo quy trình hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?