Lưu trữ viên chính cần phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ, năng lực nào từ ngày 15/02/2023?
Từ ngày 15/02/2023, Lưu trữ viên chính cần phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ, năng lực nào?
Căn cứ Thông tư 14/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Theo tiểu mục 5 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV, để trở thành Lưu trữ viên chính, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân
Nhóm yêu cầu | Các yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ. |
Trình độ chuyên môn | - Hiểu rõ các khái niệm nguồn trong lĩnh vực lưu trữ. - Nắm chắc các quy trình nghiệp vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật. - Có kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản lý thông tin và soạn thảo văn bản hành chính. - Tham mưu xây dựng văn bản để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. - Hiểu biết về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu. - Trao đổi, trình bày được thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số. |
Kinh nghiệm | Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên và tương đương từ đủ 09 năm hở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc) theo quy định. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Có khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống. - Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. |
Các yêu cầu khác | - Quan hệ phối hợp công tác tốt. - Trung thực, giữ gìn bí mật thông tin. - Tuyệt đối chấp hành nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. |
(2) Các yêu cầu về năng lực
Năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | |
- Đạo đức và bản lĩnh | 3 |
- Tổ chức thực hiện công việc | 2-3 |
- Soạn thảo và ban hành văn bản | 2-3 |
- Giao tiếp ứng xử | 2-3 |
- Quan hệ phối hợp | 2-3 |
- Sử dụng công nghệ thông tin | 2-3 |
- Sử dụng ngoại ngữ | 2-3 |
Nhóm năng lực chuyên môn | |
- Tham mưu xây dựng văn bản | 2-3 |
- Hướng dẫn thực hiện văn bản | 2-3 |
- Kiểm tra thực hiện văn bản | 2-3 |
- Thẩm định văn bản | 2-3 |
- Tổ chức thực hiện văn bản | 2-3 |
Nhóm năng lực quản lý | |
- Tư duy chiến lược | 2-3 |
- Quản lý sự thay đổi | 2-3 |
- Ra quyết định | 2-3 |
- Quản lý nguồn lực | 2-3 |
- Phát triển nhân viên | 2-3 |
Từ ngày 15/02/2023, Lưu trữ viên chính cần phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ, năng lực nào? (Hình từ Internet)
Công việc của Lưu trữ viên chính là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV, Lưu trữ viên chính có các công viên sau:
+ Chủ trì hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn, chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động: Sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hóa, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
+ Xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, hệ thống công cụ tra cứu.
+ Xây dựng hoặc hoàn thiện, đổi mới các quy trình nghiệp vụ lưu trữ.
+ Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Các mối quan hệ công việc và phạm vi quyền hạn của Lưu trữ viên chính ra sao?
Các mối quan hệ công việc và phạm vi quyền hạn của Lưu trữ viên chính được xác định tại tiểu mục 3 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV và tiểu mục 4 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV.
Cụ thể như sau:
(1) Đối với các mới quan hệ công việc
- Mối quan hệ bên trong
+ Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi: Cấp quản lý trực tiếp; Cấp có thẩm quyền;
+ Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị: Viên chức, người lao động trong đơn vị;
+ Các đơn vị phối hợp chính: Các tổ chức, đơn vị thuộc Trung tâm (nếu có) có liên quan.
- Mối quan hệ bên ngoài
+ Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
+ Bản chất quan hệ: Chủ trì thực hiện nhiệm vụ được phân công.
(2) Phạm vi quyền hạn
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công, báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tham dự các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của đơn vị theo sự phân công.
- Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, đơn vị khác trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ khi được cấp có thẩm quyền giao.
Tải Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV Tại đây.
Thông tư 14/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?