Luật Thi đua khen thưởng 2022: Bổ sung phạm vi tổ chức thi đua bao gồm cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức?
- Hình thức và phạm vi tổ chức thi đua theo Luật Thi đua khen thưởng 2003?
- Bổ sung, sửa đổi hình thức và phạm vi tổ chức thi đua theo Luật Thi đua khen thưởng 2022?
- Quy định mới về nội dung tổ chức phong trào thi đua?
- Quy định mới về thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua?
- Quy định mới về quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng?
Hình thức và phạm vi tổ chức thi đua theo Luật Thi đua khen thưởng 2003?
Đối với hình thức và phạm vi tổ chức thi đua theo Luật Thi đua khen thưởng 2003 thì tại Điều 15 Luật Thi đua khen thưởng 2003 quy định cụ thể như sau:
(1) Hình thức tổ chức thi đua gồm:
- Thi đua thường xuyên;
- Thi đua theo đợt.
(2) Phạm vi thi đua gồm:
- Toàn quốc;
- Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở.
Luật Thi đua khen thưởng 2022: Bổ sung phạm vi tổ chức thi đua bao gồm cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức?
Bổ sung, sửa đổi hình thức và phạm vi tổ chức thi đua theo Luật Thi đua khen thưởng 2022?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về hình thức và phạm vi tổ chức thi đua cụ thể như sau:
(1) Hình thức tổ chức thi đua gồm:
- Thi đua thường xuyên;
- Thi đua theo chuyên đề.
(2) Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
- Toàn quốc;
- Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;
- Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, tại Luật Thi đua khen thưởng 2022, phạm vi tổ chức thi đua đã rộng hơn. Tại Luật Thi đua khen thưởng 2003 thì phạm vi tổ chức thi đua bao gồm toàn quốc và bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở. Còn tại Luật Thi đua khen thưởng 2022 thì phạm vi thi đua ngoài toàn quốc, bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương còn có cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quy định mới về nội dung tổ chức phong trào thi đua?
Đối với quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua thì tại Điều 17 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:
(1) Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
(2) Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.
(3) Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.
(4) Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
(5) Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
Quy định mới về thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua?
Tại Điều 18 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
(2) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Quy định mới về quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng?
Đối với quy định về quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng thì tại Điều 89 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
(2) Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gồm:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;
- Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;
- Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
Luật Thi đua khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?