Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất? Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ra sao?
Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất?
Thông tin về Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất dưới đây:
Ngày 29/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 theo hình thức biểu quyết điện tử với tỷ lệ tán thành cao.
Theo đó, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 gồm có 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, bảo đảm điều kiện hoạt động và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất là Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, bảo đảm điều kiện hoạt động và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
*Trên đây là thông tin về Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất!
Luật phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất? Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ra sao?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hoặc yêu cầu đối ngoại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và có biện pháp khắc phục; xác định phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố là nhiệm vụ thường xuyên.
- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện cần thiết để kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Thống nhất chỉ huy, điều hành, phát huy vai trò của lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố; ưu tiên cứu người, cứu tài sản; mọi nguồn nước, chất chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
(1) Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở, vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực, chế độ, chính sách, các điều kiện hoạt động cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.
(2) Huy động, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư, xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu tại những nơi bố trí đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
(3) Đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và nguồn nhân lực thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.
(4) Bố trí lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng địa bàn cơ sở; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng, tham gia, duy trì các mô hình an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cộng đồng.
(5) Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật căn cứ vào tính chất, mức độ đóng góp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 đề 1, đề 2 hay, chọn lọc cho học sinh phổ thông và sinh viên?
- Kế hoạch đầu tư công là gì? Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch như thế nào?
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?
- Giáo viên được thực hiện hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường trong trường hợp nào theo Thông tư 29?