Luật Hộ tịch mới nhất 2024 ra sao? Hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Hộ tịch mới nhất gồm những văn bản nào?
Luật Hộ tịch mới nhất 2024 ra sao?
Ngày 20 tháng 11 năm 2014 Quốc hội đã tiến hành thông qua Luật 60/2014/QH13 (Luật Hộ tịch 2014) tại kỳ họp thứ 8. Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Luật hộ tịch gồm có 7 chương và 77 điều, được bố cục như sau:
Chương I. Những quy định chung (gồm 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12)
Chương II. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã (gồm 7 mục, 22 điều, từ Điều 13 đến Điều 34)
Chương này quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, bao gồm:
- Mục 1. Đăng ký khai sinh (gồm 04 điều: từ Điều 13 đến Điều 16);
- Mục 2. Đăng ký kết hôn (gồm 02 điều: từ Điều 17 đến Điều 18);
- Mục 3. Đăng ký giám hộ (gồm 05 điều: từ Điều 19 đến Điều 23);
- Mục 4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con (gồm 02 điều: Điều 24, Điều 25);
- Mục 5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (gồm 04 điều: từ Điều 26 đến Điều 29);
- Mục 6. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gồm 02 điều: Điều 30 và Điều 31);
- Mục 7. Đăng ký khai tử (gồm 03 điều: Điều 32, Điều 33, Điều 34).
Chương III. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (gồm 7 Mục, 18 điều, từ Điều 35 đến Điều 52).
Chương này quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện, bao gồm:
- Mục 1. Đăng ký khai sinh (gồm 02 điều: Điều 35, Điều 36);
- Mục 2. Đăng ký kết hôn (gồm 02 điều: từ Điều 37 đến Điều 38);
- Mục 3. Đăng ký giám hộ (gồm 04 điều: từ Điều 39 đến Điều 42);
- Mục 4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con (gồm 02 điều: Điều 43, Điều 44);
- Mục 5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (gồm 03 điều: Điều 45, Điều 46, Điều 47);
- Mục 6. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (gồm 03 điều: Điều 48, Điều 49, Điều 50);
- Mục 7. Đăng ký khai tử (gồm 02 điều: Điều 51, Điều 52).
Chương IV. Đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện (gồm 4 điều, từ Điều 53 đến Điều 56)
Chương V. Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cấp trích lục hộ tịch (gồm 2 Mục, 08 điều, từ Điều 57 đến Điều 64)
Mục 1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch (gồm 5 điều từ Điều 57 đến Điều 61)
Mục 2. Cấp trích lục hộ tịch (gồm 3 điều từ Điều 62 đến Điều 64)
Chương VI. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch (gồm 2 Mục, 10 điều, từ Điều 65 đến Điều 74).
Mục 1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch (gồm 7 điều, từ Điều 65 đến Điều 71)
Mục 2. Công chức làm công tác hộ tịch (gồm 3 điều, từ Điều 72 đến Điều 74)
Chương VII. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều, từ Điều 75 đến Điều 77)
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào thay thế Luật Hộ tịch 2014 nên hiện nay Luật Hộ tịch mới nhất 2024 đang được áp dụng là Luật Hộ tịch 2014.
Luật Hộ tịch mới nhất 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Hộ tịch mới nhất gồm những văn bản nào?
Hiện nay, Luật Hộ tịch mới nhất đang có hiệu lực thi hành là Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, các văn bản hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 như sau:
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.
- Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch hiện nay thuộc về những chủ thể nào?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 có thể thấy thẩm quyền đăng ký hộ tịch hiện nay như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
+ Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
+ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
+ Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014;
+ Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014:
+ Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài;
+ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
+ Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014.
- Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?