Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không?
Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 đúng không?
Căn cứ Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 có xác định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
...
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Việc làm (sửa đổi).
Theo đó, tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 thì Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến.
Đồng thời, kỳ họp thứ 8 cũng sẽ tiến hành cho ý kiến đối với Luật Việc làm sửa đổi.
Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không?
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính xác định điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính ra sao?
Căn cứ Điều 17 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính như sau:
Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
PA1: 1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.
2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Theo đó, người được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Trong đó, đối với điều kiện đầu tiên, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đề xuất 02 phương án như sau:
- Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
- Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.
Đồng thời, đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Điều 18 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cũng dự kiến các điều kiện như sau:
Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện;
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
Như vậy, dự kiến, có thể thể công nhận người chuyển đổi giới tính dù không thực hiện can thiệp y học để chuyển giới tính khi đáp ứng các điều kiện trên.
Những luật nào sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8?
Căn cứ nội dung tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
...
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Theo đó, bên cạnh việc cho ý kiến đối với 02 dự án luật, kỳ họp Quốc hội thứ 8 cũng sẽ xem xét thông qua 09 luật sau:
- Luật Công chứng (sửa đổi);
- Luật Công đoàn (sửa đổi);
- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
- Luật Địa chất và khoáng sản;
- Luật Phòng không nhân dân;
- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
- Luật Tư pháp người chưa thành niên;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Nghị quyết 89/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?