Luật bảo hiểm xã hội mới nhất là luật nào? Nghị định hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội là văn bản nào?
Luật bảo hiểm xã hội mới nhất là luật nào?
Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày ngày 01 tháng 01 năm 2016
Trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật bảo hiểm xã hội mới để thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Do đó, trong năm 2023, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Tuy nhiên, hiên nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang được đề xuất sửa đổi tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Luật bảo hiểm xã hội mới nhất? Nghị định hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội là văn bản nào?
Những văn bản nào được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, một số Nghị định, Thông tư được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành
Phạm vi điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm có:
- Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
- Quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động
- Cơ quan bảo hiểm xã hội
- Quỹ bảo hiểm xã hội;
- Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước: Tổng hợp các nội dung quan trọng doanh nghiệp, hợp tác xã cần nắm?
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP ra sao?
- Trò đùa hài hước ngày cá tháng 4? Cap ngày cá tháng tư độc đáo? Những trò đùa, cap cá tháng tư chọn lọc?
- Thông tư 18/2025/TT-BQP quy định phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ; thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?