Lợi nhuận gộp được hiểu ra sao? Lợi nhuận gộp được tính như thế nào? Ý nghĩa của lợi nhuận gộp?
Lợi nhuận gộp được hiểu ra sao?
Lợi nhuận gộp (Gross profit) là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán sản phẩm/ dịch vụ từ nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp (hay lãi gộp) được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Những con số này có thể tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.
Khoản lợi nhuận này được dùng cho việc đánh giá chỉ số hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như dữ liệu, thông số trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp thường được xuất hiện trên các bảng sao kê thu nhập, báo cáo của công ty. Tùy thuộc vào mỗi thức sản xuất có các loại chi phí lao động khác nhau như:
- Giá trị mua nguyên liệu thực tế gồm phí vận chuyển
- Chi phí nhân công
- Số chi phí hao hụt
- Phí vận chuyển chế phẩm (phí nhập kho, phí sản xuất tại công đoạn,...)
Giá của thành phẩm là tất cả chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất. Nó bao gồm chi phí các kho giữ thành phẩm đầu ký và sản xuất trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp được hiểu ra sao? (Hình từ Internet)
Lợi nhuận gộp được tính như thế nào?
Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Những số liệu này có thể được tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
Lợi nhuận gộp (Gross profit) = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Trong đó, doanh thu thuần được tính theo công thức:
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu
Giá vốn hàng bán: Đây là chỉ tiêu thể hiện toàn bộ chi phí trực tiếp, được dùng để sản xuất hàng hóa/ dịch vụ đã bán của doanh nghiệp. Phần giá vốn bán hàng không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Doanh thu thuần: Chỉ tiêu biểu thị tổng doanh thu của doanh nghiệp đã thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản làm doanh thu thuần hay doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu, hàng bị hồi, giảm giá hàng bán,...
Ý nghĩa của lợi nhuận gộp?
Thông qua lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm nhiều thành phần, nhiều khâu, do đó công ty phải hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng khi tính toán lợi nhuận gộp, tránh nhầm lẫn giữa lãi và lỗ
Nếu là những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh chưa có cơ cấu tổ chức và tính toán rõ ràng. Thì việc ghi chú lại cụ thể từng loại chi phí, vai trò của chúng là rất cần thiết, bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác tình hình hoạt động của tổ chức đó. Từ đó giúp kiểm soát chi phí và đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn
Lợi nhuận gộp được xem là thước đo thành công của một doanh nghiệp, do đó nó tác động rất lớn đến quyết định mở rộng quy mô. Bằng các số liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối phù hợp các loại chi phí, kiểm soát tốt lợi nhuận gộp, từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư.
Đây cũng là cơ sở để đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao hơn các đối thủ cùng ngành, điều này cho thấy sức khỏe tài chính đang rất tốt.
Lợi nhuận từ việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có nội dung:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
đ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
e) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.
g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
Theo đó, lợi nhuận từ việc đầu tư vốn được xem là thu nhập từ đầu tư vốn và chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?