Lỗi không gương xe máy, ô tô năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe máy, ô tô ra sao?
Quy định về lắp gương chiếu hậu xe máy, ô tô ra sao?
(1) Quy định về lắp gương chiếu hậu xe máy:
Căn cứ theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT, xe máy phải lắp gương chiếu hậu theo quy định sau:
- Phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái đối với xe gắn máy hai bánh, xe gắn máy ba bánh
- Phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái đối với:
+ Xe mô tô hai bánh.
+ Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên).
+ Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
*Lưu ý:
- Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT.
- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.
- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
(2) Quy định về lắp gương chiếu hậu ô tô:
Căn cứ theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT, xe ô tô phải lắp gương chiếu hậu theo quy định sau:
- Xe phải được trang bị gương chiếu hậu cho phép người lái có thể nhận biết rõ ràng điều kiện giao thông về phía sau và hai bên xe.
- Gương chiếu hậu lắp ngoài phải có vị trí sao cho người lái dễ dàng nhìn thấy được qua cửa sổ bên hoặc qua phần diện tích được quét của gạt nước trên kính chắn gió.
- Gương chiếu hậu sử dụng trên xe phải là loại gương đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 33:2019/BGTVT hoặc quy định UNECE No.46 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt thiết bị nhìn gián tiếp và xe cơ giới lắp đặt các thiết bị này” phiên bản tương đương hoặc cao hơn.
Lỗi không gương xe máy, ô tô năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe máy, ô tô ra sao? (Hình từ internet)
Lỗi không gương xe máy, ô tô năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
(1) Lỗi không gương xe máy:
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(2) Lỗi không gương xe ô tô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định hành vi điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô không có gương chiếu hậu hoặc điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế thì có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền người điều khiển còn bị áp dụng biện pháp bổ sung là buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy, ô tô không gương là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy, ô tô không gương khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?