Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành? Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành ra sao?
Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt toàn quốc? Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành ra sao?
Nóng: Cách xem File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 12.028 trang ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3?
Quan trọng: File MTTQ Việt Nam sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc do ảnh hưởng bão lũ tất cả ngân hàng?
>> DANH SÁCH SAO KÊ ỦNG HỘ MIỀN BẮC CẬP NHẬT MỚI NHẤT
>> Thống kê thiệt hại bão Yagi đến 07h00 ngày 13/9/2024: Số người chết, mất tích; số người bị thương?
Chung tay vì nhân dân vùng bão lũ là hoạt động đang được các tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực thực hiện, nhằm giúp người dân khó khăn ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất.
Các tỉnh thành đã có thư kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt phát huy truyền thống đoàn kết, tương ái “lá lành đùm lá rách” nhằm chung tay đóng góp, chia sẻ khó khăn đối nhân dân vùng bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.
Dưới đây là một số lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tính thành:
(1) Thành phố Hà Nội:
(2) Thành phố Hồ Chí Minh:
(3) Quảng Ngãi:
(4) Hà Tĩnh:
(5) Bình Thuận:
(6) Bình Phước
(7) Cần Thơ
Tiếp tục cập nhật lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt toàn quốc
Tải về Mẫu biên bản xác nhận khoản tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ
Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành? Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành ra sao? (Hình từ internet)
Vai trò, nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
Theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định về vai trò, nhiệm vụ MTTQ Việt Nam hiện nay như sau:
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền gì?
Căn cứ tại Điều 2, Điều 3 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 thì thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền như sau:
Quyền của thành viên tổ chức:
- Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;
- Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;
- Tham gia các Hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Quyền của thành viên cá nhân:
- Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
- Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
- Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?