Link check var sao kê MTTQ Việt Nam ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc? Cách sử dụng các link check var sao kê?
Link check var sao kê MTTQ Việt Nam ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc? Cách sử dụng các link check var sao kê?
NÓNG: File Sao kê Vietcombank MTTQVN từ ngày 15 đến 23/9
NÓNG: Tổng hợp File sao kê MTTQ Việt Nam mới nhất các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank
>> Xem thêm: Còn mấy ngày nữa đến Tết 2025 Âm lịch, Dương lịch? Được nghỉ mấy ngày Tết 2025 Âm lịch, Dương lịch?
>> Lịch Âm 2025, Lịch Dương 2025
Kể từ khi công khai sao kê MTTQ Việt Nam tài khoản ngân hàng BIDV, Vietinbank và Vietcombank các khoản đóng góp ủng hộ lũ lụt miền Bắc và người dân bị thiệt hại sau cơn bão số 3, nhu cầu "check var" hay nói cách khác là kiểm tra lại các khoản đóng góp đã được nhiều cá nhân, tập thể công bố từ trước so với bản sao kê MTTQ Việt Nam được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc tra cứu thông tin trên các file sao kê có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi dung lượng file lớn.
Để hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện, các công cụ check var sao kê MTTQ trực tuyến đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Một số link check var sao kê MTTQ Việt Nam và cách sử dụng các link check var này như sau:
(1) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://var.j2team.dev/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://var.j2team.dev/
Bước 2: Nhập một thông tin cơ bản để tra cứu, bao gồm:
- Tên người chuyển khoản: Nhập họ và tên đầy đủ của người đã thực hiện đóng góp.
- Nội dung chuyển khoản: Nhập nội dung ghi trên lệnh chuyển khoản (ví dụ: Ủng hộ miền Bắc,…).
- Số tiền: Nhập chính xác số tiền đã đóng góp.
- Mã giao dịch: Nhập mã giao dịch được cung cấp bởi ngân hàng sau khi chuyển khoản thành công.
(2) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://tracuusaoke.co/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tracuusaoke.co/
Bước 2: Chọn ngân hàng Vietcombank hoặc Vietinbank
Bước 3: Nhập một thông tin cơ bản như trên để tra cứu
(3) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://saoke.com.vn
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://saoke.com.vn
Bước 2: Nhập từ khóa là một trong các thông tin cơ bản như trên để tra cứu
Lưu ý: Các Link check var sao kê này được phát triển bởi các cá nhân/nhóm độc lập để hỗ trợ người dùng, không phải website chính thức của MTTQ Việt Nam.
Những Link check var sao kê MTTQ Việt Nam này chỉ dùng để tra cứu tham khảo và có thể có sai sót trong quá trình cập nhật dữ liệu. Người dùng cần xác nhận lại thông tin 1 lần nữa theo file sao kê của MTTQ như sau:
Xem Tổng hợp File sao kê MTTQ Việt Nam mới nhất các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank TẠI ĐÂY
>> File sao kê MTTQ Việt Nam ngày 13 9 Vietcombank
>>Tải file PDF sao kê MTTQ ngày 13 9 2024 Vietcombank
>> Làng Nủ ở đâu? Số tài khoản Vietcombank ủng hộ xây dựng làng nủ qua Quỹ Tấm lòng Việt
>> File sao kê MTTQ Việt Nam mới Vietcombank ngày 12/9
>> Check var File sao kê MTTQ Vietcombank ngày 12 9 ủng hộ đồng bào miền bắc bị lũ lụt 9899 trang
>> Danh sách sao kê tiền từ thiện mới ngày 11/9 Vietcombank
>> Link tải file sao kê MTTQ Vietcombank ngày 11 9
>> File sao kê MTTQ Việt Nam ngày 11 9 2024 Vietcombank
>> MTTQ Việt Nam công bố danh sách chuyển tiền quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt đợt 1
>> Cách viết mẫu Thư ngỏ xin tài trợ kinh phí thuyết phục, chuyên nghiệp
Link check var sao kê MTTQ Việt Nam ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiền ủng hộ lũ lụt miền Bắc? Cách sử dụng các link check var sao kê? (Hình từ Internet)
Fake sao kê chuyển khoản từ thiện có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản của Điều này bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về hành vi fake sao kê từ thiện với mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị kết vào "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp 1: Người làm giả bill chuyển khoản từ thiện bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
(2) Trường hợp 2: Người làm giả bill chuyển khoản từ thiện để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
(3) Trường hợp 3: Người làm giả bill chuyển khoản từ thiện để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Trường hợp 4: Người làm giả bill chuyển khoản từ thiện để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc các trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy theo mức độ, tính chất nghiêm trọng mà người có hành vi fake sao kê từ thiện có thể bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên.
Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc tung tin giả như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
...
Theo đó, hành vi fake sao kê cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức phạt trên đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 đối với tổ chức.
Như vậy, cá nhân fake sao kê tung tin giả có thể bị phạt tứ 5-10 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?