Linh kiện nhập khẩu được thiết kế riêng để lắp ráp máy móc của công ty có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Cho hỏi linh kiện nhập khẩu được thiết kế riêng để lắp ráp máy móc của công ty có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? - Đây là câu hỏi của bạn Minh Hoàng.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo đó, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành là bao nhiêu?

Hiện nay có 3 mức thuế suất bao gồm: 0%, 5% và 10%, cụ thể quy định mức thuế suất như sau:

Mức thuế suất 0%

Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:

Dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế;

Hàng hóa xuất khẩu và được coi là xuất khẩu;

Dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định khi xuất khẩu.

Tham khảo: Một số trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% thường gặp.

Mức thuế suất 5%

Áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ dưới đây:

Nước sạch dùng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

Quặng để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng nông nghiệp cây trồng, vật nuôi;

Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương tưới tiêu, ao hồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến, sản xuất thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản trong khâu tiêu dùng chưa đến trực tiếp người tiêu dùng mà có qua khâu trung gian;

Mủ cao su sơ chế;

Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định;

Đường, phụ phẩm trong sản xuất từ đường, bao gồm: rỉ đường, bã mía, bã bùn;

Các sản phẩm thủ công, làm bằng tay, sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp;

Các thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% nếu được sự xác nhận của Bộ Y tế;

Dụng cụ, đồ dùng dùng cho việc giảng dạy và học tập;

Dịch vụ tổ chức hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

Đồ chơi cho trẻ em hoặc một số sách các loại (trừ sách không chịu thuế GTGT);

Bán nhà ở xã hội, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định;

Một số dịch vụ khoa học và công nghệ khác.

Mức thuế suất 10%

Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc các đối tượng không chịu thuế, thuế suất 0% và thuế suất GTGT 5%.

Thuế giá trị gia tăng là gì? Linh kiện nhập khẩu của công ty có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay không?

Linh kiện nhập khẩu được thiết kế riêng để lắp ráp máy móc của công ty có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ internet)

Linh kiện nhập khẩu được thiết kế riêng để lắp ráp máy móc của công ty có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 3375/TCHQ-TXNK năm 2022 quy định về xác định thuế GTGT đối với linh kiện nhập khẩu như sau:

Tổng cục Hải quan nhận được công văn 020408/22/CV ngày 04/08/2022 của Công ty TNHH Huệ Nguyên đề nghị hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các sản phẩm nhập khẩu của công ty. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/09/2015 của Bộ Tài chính về thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp thì:
“2. Đối với linh kiện đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:
Việc phân loại linh kiện nhập khẩu đồng bộ để lắp ráp máy, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được căn cứ vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính, Chú giải chi tiết HS, Chú giải bổ sung AHTN, các quy tắc phân loại hàng hóa và Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Theo quy tắc 2a tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính thì: “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời”.
Căn cứ quy tắc nêu trên, trường hợp linh kiện nhập khẩu được xác định là linh kiện đồng bộ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và được áp cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ:
- Linh kiện đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp máy gặt đập liên hợp có mã HS 84335100 gồm các bộ phận chính sau: khung gầm; động cơ; bộ phận truyền động; buồng đập lúa; bộ phận thu gom lúa; bộ phận điều khiển; guồng gặt lúa; bánh xích lăn bằng cao su; các nắp đậy thân máy, mái che, ghế điều khiển, hộp dụng cụ theo máy. Tất cả các linh kiện này được dùng để lắp ráp thành máy gặt đập liên hợp hoàn chỉnh để gặt lúa và đập lúa. Các linh kiện đồng bộ này được thiết kế riêng chỉ lắp ráp máy gặt đập liên hợp sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác, nên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Linh kiện đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp máy xới có mã HS 84322900 gồm các bộ phận chính như sau: Trục quay dàn xới, tay nâng, thanh đỡ, nắp đậy trục quay, chốt gài, tấm che hai bên, giá đỡ, lưỡi xới đất. Tất cả các linh kiện này được dùng để lắp ráp thành dàn xới đất chỉ chuyên dùng cho nông nghiệp để làm đất và các linh kiện này được thiết kế riêng chỉ lắp ráp dàn xới và không thể sử dụng cho mục đích khác, nên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Đối với linh kiện, thiết bị nhập khẩu để lắp ráp bình phun thuốc trừ sâu (bao gồm thiết bị phun thuốc trừ sâu, cú hút, cần, bộ pittông, đầu bát sen, đầu ra thuốc sâu, tẩu, tay nắm, lá gió, tay đẩy, khóa, van khóa, quai đeo), nếu theo quy tắc 2a tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC không phải là linh kiện, thiết bị đồng bộ với bình phun thuốc trừ sâu nên không được áp mã HS giống với bình phun thuốc trừ sâu, thì linh kiện, thiết bị nhập khẩu này không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp linh kiện nhập khẩu của công ty đủ cơ sở để xác định là linh kiện đồng bộ được thiết kế riêng chỉ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và được áp cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quy tắc nêu tại công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/09/2015 của Bộ Tài chính thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo đó, trường hợp linh kiện nhập khẩu của công ty đủ cơ sở để xác định là linh kiện đồng bộ được thiết kế riêng chỉ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và được áp cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quy tắc tại Công văn 12848/BTC-CST năm 2015 thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đã có Dự thảo đề xuất giảm thuế GTGT 2% năm 2025: Tin mới nhất về giảm thuế GTGT
Pháp luật
Đường cát chịu thuế GTGT bao nhiêu %? Cách xác định giá tính thuế GTGT đối với đường cát thế nào?
Pháp luật
Hạn nộp tờ khai thuế tháng 10/2024 là khi nào? Có được gia hạn nộp tờ khai thuế tháng 10/2024 không?
Pháp luật
Có được gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024 theo Nghị định 64 không? Hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024 là khi nào?
Pháp luật
Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế GTGT đúng không?
Pháp luật
Giảm thuế GTGT hết năm 2024 có đúng không? Sẽ thêm mức thuế suất GTGT 8% vào thuế suất cố định khi sửa Luật Thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Nghị định 94/2023/NĐ-CP chính thức giảm 2% thuế GTGT 2024 đến hết ngày 30/6/2024? Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2024?
Pháp luật
Khi nào thì các tổ chức khai thuế lập hóa đơn giá trị gia tăng? Áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% đối với hóa đơn lập vào thời điểm nào?
Pháp luật
Thời hạn nộp tiền thuế GTGT quý 3 là khi nào? 04 phương thức nộp tiền thuế GTGT quý 3 nhanh chóng?
Pháp luật
Phần mềm là gì? 05 loại sản phẩm phần mềm có phần mềm ứng dụng không? Sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam được ưu đãi thế nào?
Pháp luật
Thời hạn nộp tiền thuế GTGT tháng 10 là khi nào? Xác định ngày đã nộp tiền thuế GTGT tháng 10 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế giá trị gia tăng
4,154 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế giá trị gia tăng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào