Lịch trực ban phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa như thế nào? Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra như thế nào?
Nhiệm vụ ứng phó thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ ứng phó thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như sau:
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm:
+ Phát tin báo thiên tai, thông báo cảnh báo, quyết định huy động khẩn cấp, quyết định biện pháp khẩn cấp về ứng phó thiên tai.
+ Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai.
+ Kịp thời tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó thiên tai.
+ Tổ chức thực hiện ngay việc tìm kiếm, cấp cứu người bị nạn, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, trục vớt, cứu hộ phương tiện thiết bị, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân.
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; cứu nạn phương tiện, thiết bị, công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ gây ra tai họa.
- Ngay sau khi bão suy yếu (gió dưới cấp 5), các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT phối hợp với đơn vị, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc sau:
+ Tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; thực hiện ngay các biện pháp khôi phục tạm thời đối với hệ thống báo hiệu, luồng tuyến, công trình quan trọng bị hư hỏng do thiên tai.
+ Chỉnh các cột, biển báo hiệu nghiêng đổ, phao báo hiệu bị trôi do thiên tai, triển khai lại các phao báo hiệu đã thu hồi trước thiên tai, phù hợp với quy định về mực nước và tình hình thủy văn, dòng chảy trên các tuyến luồng.
+Hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong ngành đường thủy nội địa và nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, đề phòng dịch bệnh tại vùng có thiên tai.
Lịch trực ban phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trực ban phòng, chống thiên tai.
1. Thời gian trực:
a) Trong mùa mưa bão, đối với những ngày không có thiên tai, các cơ quan, đơn vị tổ chức trực theo giờ hành chính;
b) Trong những ngày có thiên tai hoặc lũ đột xuất xảy ra, phải tổ chức trực ban 24/24 giờ, tổ chức trực chia thành 2 ca/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian trực như sau:
Ca 1: Từ 7 giờ 00 đến 19 giờ 00;
Ca 2: Từ 19 giờ 00 đến 7 giờ 00 sáng hôm sau.
c) Trường hợp áp thấp nhiệt đới, bão tính từ thời điểm 24 giờ được dự báo đổ bộ vào đất liền, trên phạm vi các khu vực chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão theo tin báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức trực theo quy định tại điểm b Khoản này.
2. Đối tượng trực
a) Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và một số cán bộ giúp việc được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;
b) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, doanh nghiệp và cán bộ các bộ phận chức năng theo dõi và thực hiện công tác phòng, chống thiên tai.
3. Lịch trực do Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phân công.
4. Nhiệm vụ cụ thể của ca trực.
a) Nắm bắt tình hình thời tiết, tình hình thiên tai qua chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương và trên phương tiện thông tin đại chúng; tiếp nhận báo cáo của các đơn vị cơ sở, cập nhật tình hình ứng cứu trong phạm vi quản lý của đơn vị;
b) Phân tích và ra các quyết định chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai và cứu nạn;
c) Báo cáo và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến các đơn vị và cá nhân có liên quan;
d) Báo cáo diễn biến thiên tai, đánh giá sơ bộ thiệt hại và công tác ứng cứu trong phạm vi quản lý của đơn vị; đề xuất, kiến nghị với cấp trên về các biện pháp xử lý.
5. Chế độ đối với người trực phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên lịch trực ban phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa như sau:
- Trong mùa mưa bão, đối với những ngày không có thiên tai, các cơ quan, đơn vị tổ chức trực theo giờ hành chính.
- Trong những ngày có thiên tai hoặc lũ đột xuất xảy ra, phải tổ chức trực ban 24/24 giờ, tổ chức trực chia thành 2 ca/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian trực như sau:
+ Ca 1: Từ 7 giờ 00 đến 19 giờ 00.
+ Ca 2: Từ 19 giờ 00 đến 7 giờ 00 sáng hôm sau.
- Trường hợp áp thấp nhiệt đới, bão tính từ thời điểm 24 giờ được dự báo đổ bộ vào đất liền, trên phạm vi các khu vực chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão theo tin báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức trực theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT.
Lịch trực ban phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa như thế nào? Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra như thế nào thì đúng quy định? (Hình từ Internet)
Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra như thế nào thì đúng quy định?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra như sau:
- Khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, doanh nghiệp phải chủ động trong việc Điều hành bộ máy của mình thực hiện kế hoạch đã chuẩn bị và chọn phương án thích hợp để xử lý sự cố, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
- Tuân thủ nguyên tắc 4 tại chỗ (lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy); phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng, chống thiên tai tại địa phương để hiệp đồng thực hiện.
- Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng, vượt quá khả năng nhân lực, vật tư, trang thiết bị của đơn vị phải nhanh chóng báo cáo cấp trên chỉ đạo việc huy động và thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan để được chi viện, hỗ trợ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Huy động ngay lực lượng xung kích, các trang thiết bị, phương tiện vận tải để triển khai cứu người, tài sản, phương tiện, công trình nơi xảy ra thiên tai.
- Bảo đảm thông tin thông suốt, chỉ đạo, Điều hành trực tiếp của cơ quan, đơn vị đối với đơn vị cấp dưới; tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến, sự cố thiên tai và thiệt hại đến cơ quan, đơn vị cấp trên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?