Lịch thi vào lớp 10 THPT chính thức tỉnh Thái Bình 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thái Bình thi bao nhiêu môn?
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Thái Bình 2024 thế nào?
Xem thêm: Khi nào công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Thái Bình năm học 2024-2025?
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã có Quyết định 341/QĐ-UBND tải phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lóp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Theo đó, lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Thái Bình 2024 diễn ra vào ngày 06/6, 07/6 và 08/6/2024
Cụ thể, lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Thái Bình 2024 như sau:
Lịch thi vào lớp 10 THPT chính thức tỉnh Thái Bình 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thái Bình thi bao nhiêu môn? (Hình từ Internet)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thái Bình thi bao nhiêu môn?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 341/QĐ-UBND 2024 nêu rõ:
- Thí sinh đãng dự thi vào trường THPT đại trà thi 03 bài thi, gồm các môn: Toán, Ngữ Vãn, Tiếng Anh.
+ Bài thi Toán: Thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
+ Bài thi Ngữ văn; Thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
+ Bài thi Tiếng Anh: Thi trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút.
- Thí sinh đăng ký dự thi vào trường THPT Chuyên dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi đại trà (như các thí sinh dự thi vào trường THPT đại trà) và 01 bài môn chuyên theo lớp chuyên đăng ký dự thi.
+ Riêng thí sinh thi vào lớp chuyên Tin thi bài thi môn chuyên là môn Toán;
+ Thí sinh thi vào các lớp chuyên tiếng nước ngoài (Tiêng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung) thi bài thi môn chuyên là môn tiếng Anh.
+ Bài thi môn chuyên; Thi tự luận, thời gian làm bài 150 phút. Riêng bài thi môn chuyên Tiếng Anh thi theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm, với 3 kỹ năng: Nghe, đọc hiểu và viết.
- Thang điểm bài thi: Thang điểm 10
Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm có những giấy tờ gì? Thủ tục nhập học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, hồ sơ nhập học lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường.
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?