Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024? Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 mấy giờ? Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024? Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 mấy giờ?
>> TRỰC TIẾP đua ghe Ngo 2024 Sóc Trăng
Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng là một sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra chính là “Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024” khi họ muốn sắp xếp thời gian tham gia và chứng kiến những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đua. “Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024” cũng là thông tin mà người dân mong chờ, vì đây là dịp để thưởng thức không khí sôi động của ngày hội lớn.
Theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Thông cáo báo chí Tải về của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 như sau:
LỊCH ĐUA GHE NGO SÓC TRĂNG 2024 (1) Thời gian: Trong 02 ngày (ngày 14/11/2024 và ngày 15/11/2024). * Ngày 14/11/2024 - Vào lúc 12 giờ: Khai mạc. - Vào lúc 12 giờ 30 phút: Thi đấu 02 nội dung, gồm: + Thi đấu vòng loại cự ly 1.200 mét nam (hết giai đoạn 01). + Thi đấu vòng bảng đến hết vòng tứ kết nội dung 1.000 mét nữ. * Ngày 15/11/2024 - Vào lúc 12 giờ: Báo cáo nhanh kết quả thi đấu ngày 14/11/2024 và khen thưởng vòng loại. - Thi đấu bán kết và chung kết nội dung 1.000 mét nữ. - Thi đấu giai đoạn 02 đến chung kết, nội dung 1.200 mét nam. (2) Địa điểm: Khán đài đường Đua ghe Ngo, thành phố Sóc Trăng. (3) Quy mô tổ chức và đối tượng tham gia: Dự kiến có khoảng 55 đến 60 đội nam, nữ trong và ngoài tỉnh tham dự. (4) Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Dân tộc, Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, đơn vị tổ chức sự kiện và các đơn vị có liên quan. >> Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 (Nam): TẠI ĐÂY >> Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 (Nữ): TẠI ĐÂY |
*Trên đât là Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024!
Việc cập nhật chi tiết về Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 mấy giờ giúp du khách có thể lên kế hoạch cho chuyến đi một cách hợp lý hơn. Đặc biệt, đối với những ai chưa từng tham gia, “Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024” sẽ giúp họ có cơ hội hòa mình vào nét đẹp văn hóa và thể thao đặc trưng của vùng đất Sóc Trăng.
Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024? Lịch đua ghe Ngo Sóc Trăng 2024 mấy giờ? Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quyền và trách nhiệm của người tham gia Lễ hội oóc om bóc Sóc Trăng 2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia Lễ hội oóc om bóc Sóc Trăng 2024 như sau:
(1) Người tham gia lễ hội có các quyền sau
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
- Thành viên đoàn kiểm tra giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không được nhận định đánh giá khi chưa được sự đồng ý của ai?
- Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án hình sự trong trường hợp nào? Điều tra viên được lập hồ sơ vụ án hình sự không?