Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
- Đối tượng nào cần phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Phương thức nộp lệ phí như thế nào?
- Mức thu lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào cần phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thanh Hóa hiện nay là bao nhiêu?
Đối tượng nào cần phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Phương thức nộp lệ phí như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 65/2017/NQ-HĐND) quy định như sau:
- Đối tượng chịu phí:
Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định.
- Phương thức nộp phí:
Đối tượng nộp phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.
Mức thu lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 65/2017/NQ-HĐND) quy định về mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị:
1.000.000 đồng/hồ sơ
- Giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các hộ gia đình:
+ Khu vực các phường thuộc thành phố, thị xã và thị trấn: 400.000 đồng/hồ sơ
+ Khu vực khác của thành phố, thị xã: 200.000 đồng/hồ sơ
+ Khu vực còn lại: 100.000 đồng/hồ sơ
Quy định về mức thu phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
Trường hợp nào cần phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Theo điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định về đối tượng nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Đối tượng chịu lệ phí:
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định về trường hợp miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
- Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thanh Hóa hiện nay là bao nhiêu?
Theo điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định về mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
(1) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
- Cấp mới giấy chứng nhận bao gồm cả đất và tài sản trên đất
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
100.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 50.000 đồng
+ Các tổ chức: 600.000 đồng
- Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản trên đất
+ Các tổ chức: 400.000 đồng
- Cấp lại (Kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
50.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 25.000 đồng
+ Các tổ chức: 50.000 đồng
- Chứng nhận tài sản trên đất lần đầu:
+ Các tổ chức: 450.000 đồng
(2) Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất)
- Cấp mới:
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
40.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 15.000 đồng
+ Các tổ chức: 200.000 đồng
- Cấp lại (Kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
30.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 10.000 đồng
+ Các tổ chức: 100.000 đồng
(3) Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai:
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
28.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 14.000 đồng
+ Các tổ chức: 30.000 đồng
(4) Trích lục bản đồ, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính:
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn:
15.000 đồng
+ Cá nhân, hộ gia đình tại các địa bàn còn lại: 7.000 đồng
+ Các tổ chức: 30.000 đồng
Trên đây là những quy định về mức thu phí và lệ phí về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?