Lấy ý kiến để khen thưởng được thực hiện theo quy định mới nhất như thế nào? Trường hợp nào cần lấy ý kiến để khen thưởng?
Lấy ý kiến để khen thưởng được thực hiện theo quy định mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì quy định về lấy ý kiến để khen thưởng như sau:
- Việc lấy ý kiến để khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước quy định tại khoản 3, Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và quy định của cấp có thẩm quyền do bộ, ban, ngành, tỉnh trình khen thưởng thực hiện theo quy định từ khoản 2 đến khoản 4 Điều 31 Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
- Khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương có tư cách pháp nhân thuộc cấp quản lý trực tiếp của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung trong đóng trên địa bàn địa phương, phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung:
+ Việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể (nếu tổ chức đảng, đoàn thể sinh hoạt tại địa phương);
+ Thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân, người lao động; đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm (đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh);
+ Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến để khen thưởng: “Cờ thi đua của Chính phủ”, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
- Khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cá nhân là cấp trưởng của đơn vị cùng cấp, phải lấy ý kiến của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về nội dung:
- Kết quả tham mưu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao (đối với tập thể): Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao (đối với cá nhân) trong thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng;
- Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến để khen thưởng: “Cờ thi đua của Chính phủ”, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
- Khen thưởng đối ngoại phải xin ý kiến của Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.
- Bộ Nội vụ thực hiện việc xin ý kiến của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ để khen thưởng đối với tập thể là bộ, ban, ngành, tỉnh; xin ý kiến Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ về chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để khen thưởng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân là người đại diện pháp luật của tổ chức kinh tế; việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để khen thưởng đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Đảng.
- Khi nhận được văn bản xin ý kiến về việc khen thưởng của bộ, ban, ngành tỉnh hoặc Bộ Nội vụ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưu điện), cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời gian quy định. Thủ trưởng cơ quan được xin ý kiến khen thưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian trả lời văn bản và nội dung được xin ý kiến.
Trường hợp Bộ Nội vụ xin ý kiến mà cơ quan chức năng không cho ý kiến thì Bộ Nội vụ trình khen thưởng theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến thống nhất hoặc đồng ý của cơ quan chức năng, Bộ Nội vụ trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Lấy ý kiến để khen thưởng được thực hiện theo quy định mới nhất như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Việc trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải đáp ứng những yêu cầu nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì yêu cầu của việc trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
- Việc tổ chức lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải mang ý nghĩa tôn vinh tập thể và cá nhân, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước; bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức.
- Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
- Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định 98/2023/NĐ-CP (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng thành tích kháng chiến và danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”).
- Đại diện lãnh đạo tập thể, hộ gia đình được khen thưởng trực tiếp đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tập thể, hộ gia đình. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
- Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể, hộ gia đình trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau. Trường hợp danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do cùng một cấp quyết định khen thưởng thì trao tặng danh hiệu thi đua trước, hình thức khen thưởng sau; trao tặng cho tập thể trước, hộ gia đình, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
- Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, người không có trách nhiệm không tặng hoa, quay phim, chụp ảnh trên lễ đài. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được trao tặng.
Có những hình thức khen thưởng nào hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có các hình thức khen thưởng sau:
- Huân chương.
- Huy chương.
- Danh hiệu vinh dự nhà nước.
- “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
- Kỷ niệm chương.
- Bằng khen.
- Giấy khen.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?