Lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Tình hình lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Những khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- Phương hướng, giải pháp thực hiện lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tình hình lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương I Báo cáo 471/BC-CP năm 2023, tình hình lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được báo cáo như sau:
Thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2018 về giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 294/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành các Kế hoạch triển khai, Quyết định giao cơ quan lập Quy hoạch, Quyết định điều chỉnh Kế hoạch tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn theo quy định .
- Quá trình xây dựng và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán lập quy hoạch, Bộ Xây dựng đã gặp một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan. Để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021, Bộ Xây dựng đã có 02 văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và 03 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến hướng dẫn giải quyết.
Trên cơ sở văn bản 3650/BKHĐT-QLQH năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và văn bản 4194/VPCP-CN năm 2021 của Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị đối với dự án Quy hoạch, ngày 14/7/2021, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 849/QĐ-BXD
- Quá trình tổ chức lựa chọn tư vấn lập Quy hoạch và lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (QH-01), Cơ quan lập quy hoạch đã 02 lần tổ chức mời thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng không có nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ dự thầu (mời thầu lần thứ nhất từ ngày 26/11/2021 đến ngày 24/12/2021 và gia hạn đến ngày 29/12/2021; mời thầu lần hai từ ngày 14/01/2022 đến ngày 14/02/2022).
Vì vậy, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình 10/TTr-BXD ngày 28/02/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt gói thầu QH-01 thuộc dự án Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, đã phân tích rõ các lý do dẫn đến việc gói thầu QH-01 không thu hút được nhà thầu quan tâm.
Ngày 27/05/2022, Thủ tướng Chính phủ có văn bản 475/TTg-CN cho phép Bộ Xây dựng áp dụng Điều 26 Luật Đấu thấu để tổ chức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với gói thầu QH-01; phương án lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu QH-01 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản 1739/BKHĐT-QLĐT ngày 18/3/2022. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
- Sau khi rà soát kỹ và xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo hoàn thành toàn bộ nội dung Quy hoạch và chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt; đối chiếu yêu cầu hoàn thành quy hoạch (trước 31/12/2022) theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực tế thực hiện nghiên cứu lập quy hoạch rất ngắn (tổng thời gian kể từ khi ký kết hợp đồng với tư vấn chỉ khoảng 4,5 tháng bao gồm cả thời gian thẩm định, rất khó đảm bảo nội dung công việc và chất lượng Quy hoạch), Bộ Xây dựng đã báo cáo xin điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 10 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản 8920/VPCP-CN ngày 30/12/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc phải điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn có nguyên nhân khách quan do vướng mắc trong áp dụng quy định pháp luật của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu để xác định thẩm quyền của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với dự án quy hoạch cũng như việc đấu thầu không thành công gây kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu, nhưng cũng có trách nhiệm chủ quan của cơ quan lập quy hoạch là Bộ Xây dựng đã không lường hết được các vướng mắc trong quá trình triển khai lập quy hoạch, dẫn đến việc xác định tiến độ ban đầu chưa thực sự phù hợp.
- Hiện tại, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức lập quy hoạch. Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng dã làm việc với đơn vị lập quy hoạch để hoàn thành nội dung dự thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Xây dựng đã có văn bản 806/BXD-PTĐT ngày 07/3/2023 gửi lấy ý kiến các Bộ ngành và địa phương (lần thứ nhất). Ngày 25/4/2023, Bộ Xây dựng tiếp tục có văn bản 1620/BXD- PTĐT gửi Ban Kinh tế Trung ương, các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức, các hội, hiệp hội để lấy ý kiến lần thứ 2 trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, Bộ đã tổ chức làm việc trực tiếp xin ý kiến một số địa phương trọng điểm" và tổ chức Hội nghị theo vùng để góp ý kiến cho quy hoạch .
- Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 14/4/2023 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đã gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Báo cáo đánh giá mỗi trường chiến lược Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 205013. Như vậy, tiến độ nhiệm vụ đang được thực hiện theo đúng kế hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt.
Lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? (Hình từ internet)
Những khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Chương I Báo cáo 471/BC-CP năm 2023, những khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm có như sau:
- Quy định pháp luật liên quan đến việc xác định thẩm quyền của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với dự án/nhiệm vụ quy hoạch tại các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu chưa rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, cụ thể là việc xác định thẩm quyền thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác lập Quy hoạch.
- Số lượng các đơn vị lập quy hoạch đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu Q11-01 trên thị trường là không nhiều, đồng thời, các đơn vị cũng đang tham gia thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, vì vậy, làm hạn chế khả năng lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu QH-01.
- Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia được tổ chức lập lần đầu theo Luật Quy hoạch, có tính chất đặc thù, riêng biệt, chịu sự điều phổi và gắn kết với hầu hết các quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Do yêu cầu tích hợp, tổng hợp liên ngành, lĩnh vực, liên vùng, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cần có dù thời gian nghiên cứu, trao đổi và làm việc với các bộ, ban ngành, 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước theo quy định để đảm bảo chất lượng và tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch của cả nước.
Phương hướng, giải pháp thực hiện lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Chương I Báo cáo 471/BC-CP năm 2023, tại báo cáo đưa ra các phương hướng, giải pháp thực hiện lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với các bộ ngành, cơ quan có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, dẩy nhanh tiến độ tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt Quy hoạch, trọng tâm là:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức lập Quy hoạch; ưu tiễn bố trí đầy dủ nguồn vốn cho công tác lập Quy hoạch.
- Nâng cao thực chất công tác lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, các tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức phản biện nhằm nâng cao chất lượng Quy hoạch và đảm bảo hoàn thành Quy hoạch dúng thời gian quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?