Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Đối tượng nào được sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Quy định về nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đối tượng nào được sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Về đối tượng được sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Quy định về nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đối với quy định về nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì Điều 2 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
(1) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.
(2) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg.
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
(1) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phiísự nghiệp thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đầu tư công; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg; Quyết định số 90/QĐ-TTg; Quyết định số 880/QĐ-TTg; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản chương trình, dự án, tiểu dự án; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.
Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc Chương trình đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của Chương trình này.
(2) Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
(3) Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Bên A) ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện (Bên B) theo quy định của pháp luật, tài liệu làm căn cứ thanh toán, quyết toán được lưu tại Bên A gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của Bên B, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác.
Các hoá đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do Bên B trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành. Bên B có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
(4) Đối với các dự án, tiểu dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ).
Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, số lượng, thông số kỷ thuật, ký hiệu, nhãn mác, đơn vị sản xuất của loại sản phẩm hiện vật được hỗ trợ; chữ ký (dấu tay điểm chỉ) của người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ hoặc xác nhận của tổ chức dịch vụ chi trả (trong trường hợp thanh toán qua tổ chức dịch vụ chi trả) làm chứng từ thanh toán, quyết toán.
Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?