Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi cần những giấy tờ gì? Cách làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi online chi tiết?
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi cần những giấy tờ gì?
* Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi qua cổng dịch vụ công
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định về thủ tục làm căn cước như sau:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước
...
2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:
a) Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;
...
Theo đó, người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
*Lưu ý: Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.
* Đối với người thực hiện thủ tục làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi tại cơ quan quản lý căn cước
Tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định thủ tục cấp thẻ căn cước như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước
...
a) Công dân đến cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
....
Theo đó, trường hợp người đề nghị cấp là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi cần những giấy tờ gì?
Cách làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi online chi tiết?
Hiện nay, theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, các đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân bao gồm:
- Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân, chỉ thực hiện khi có nhu cầu.
Cha mẹ có thể làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi tại cổng dịch vụ công quốc gia theo đường link: http://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn. hoặc ứng dụng định danh quốc gia VNeID.
Cách làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi online chi tiết qua cổng dịch vụ công như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào cổng Dịch vụ Công quốc gia
http://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Chọn đăng nhập bằng tài khoản Dịch vụ công quốc gia
Bước 3: Chọn đăng nhập bằng “Tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân”.
Bước 4: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập thông tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để đăng nhập.
Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công, công dân chọn “Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước”.
Bước 6: Tiếp theo, chọn “Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi”.
Bước 7: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập số điện thoại của người kê khai (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp), sau đó điền đầy đủ thông tin của trẻ cần cấp thẻ căn cước theo yêu cầu (bao gồm: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân; mối quan hệ của người kê khai với người cần cấp thẻ căn cước).
Sau khi điền đầy đủ các thông tin công dân chọn “Kiểm tra thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư”.
- Trường hợp trùng khớp với thông tin trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống hiển thị thông báo: Thông tin công dân hợp lệ. Công dân thực hiện bước tiếp theo.
- Trường hợp thông báo thông tin không hợp lệ do không trùng khớp với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, công dân vui lòng liên hệ Công an xã/phường/thị trấn nơi thường trú để được hướng dẫn và cập nhật đầy đủ thông tin, sau đó nộp lại hồ sơ theo các bước nêu trên.
Bước 8: Công dân chọn lý do cấp: “Cấp thẻ căn cước lần đầu”. Chọn loại hồ sơ: “Người dưới 6 tuổi”.
- Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Tại cấp thực hiện chọn "Cấp tỉnh", cơ quan thực hiện chọn "Công an tỉnh".
- Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Tại cấp thực hiện chọn "Cấp huyện", cơ quan thực hiện phía trên chọn "Công an tỉnh", phía dưới chọn "Công an huyện/thị xã/ thành phố" nơi thường trú/tạm trú.
Tiếp theo công dân điền thông tin nơi nhận kết quả.
Bước 9: Tick vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật”, sau đó ấn chọn “Lưu và Tiếp tục”.
Khi màn hình hiển thị Popup dưới đây công dân chọn “Đồng ý”.
Màn hình sẽ hiển thị thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận và tự động chuyển sang trang Quản lý hồ sơ dịch vụ công. Công dân ghi nhớ mã hồ sơ trực tuyến và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
Sau khi hồ sơ được gửi thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển đến cơ quan Công an nơi công dân đăng ký để tiếp nhận, xử lý. Công dân nhận thẻ căn cước tại cơ quan Công an nơi đăng ký làm thủ tục hoặc tại địa chỉ công dân đăng ký nhận kết quả.
Thẻ căn cước có giá trị sử dụng như thế nào?
Theo quy định Điều 20 Luật Căn cước 2023, thẻ căn cước có giá trị sử dụng như sau:
- Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
- Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.
- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?