Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là ai? Nguyên tắc và cách xếp lương đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được quy định như thế nào?
Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là ai?
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là một trong những chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.
Theo đó, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là viên chức ngành khuyến nông thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về lâm nghiệp làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
Cụ thể về nhiệm vụ của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT như sau:
- Tổng hợp số liệu phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, báo cáo của đơn vị.
- Thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập; tư vấn, dịch vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là ai? Nguyên tắc và cách xếp lương đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chức danh kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng để trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng như sau:
- Về tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
+ Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
+ Có khả năng làm việc nhóm, có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
+ Nắm vững quy trình kỹ thuật, có nghiệp vụ thực hiện các hoạt động về quản lý bảo vệ rừng theo vị trí việc làm.
+ Sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để quản lý bảo vệ rừng.
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
Nguyên tắc và cách xếp lương đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT có nội dung quy định về nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng như sau:
- Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông và chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
- Khi chuyển xếp từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông hoặc chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
b) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Như vậy, hiện nay kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng đang có hệ số lương 1,86 đến 4,06. Tương đương mức lương 2.771.400 đến 6.049.400 đồng/tháng (Tính dựa trên mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?