Kinh doanh bãi giữ xe phải đáp ứng yêu cầu gì? Kinh doanh bãi giữ xe có cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh không?
Bãi giữ xe đưa vào kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì bãi giữ xe được dùng để kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
"Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe
1. Yêu cầu đối với bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông."
Theo đó, bãi giữ xe đưa vài kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường và đường ra, vào bãi giữ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.
Kinh doanh bãi giữ xe phải đáp ứng yêu cầu gì? Kinh doanh bãi giữ xe có cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh không?
Đơn vị kinh doanh bãi giữ xe phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì để kinh doanh bãi giữ xe, đơn vị kinh doanh bãi giữ xe phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
"Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe
...
3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
e) Thu tiền trông giữ phương tiện;
g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;
h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe."
Như vậy, đơn vị kinh doanh bãi giữ xe phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi giữ xe;
- Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi giữ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
- Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
- Thu tiền trông giữ phương tiện;
- Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi giữ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;
- Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi giữ xe.
Kinh doanh bãi giữ xe có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về đối tượng hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại."
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."
Như vậy, kinh doanh bãi giữ xe thuộc trường hợp những hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh. Thay vào đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành kinh doanh bãi giữ xe phải thông báo với Sở Giao thông vận tải nơi kinh doanh bãi giữ xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?