Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định về các hành vi phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác trong hoạt động kiểm toán bao gồm:

Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với lãnh đạo cấp trên của mình, trường hợp lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có chỉ đạo xác minh, làm rõ thì Kiểm toán viên nhà nước báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán khi phát hiện đơn vị được kiểm toán có các hành vi sau:

(1) Có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực;

(2) Sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán;

(3) Can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm toán;

(4) Lợi dụng ảnh hưởng tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm toán;

(5) Mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm;

(6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất nhằm đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán không đúng bản chất sự việc;

(7) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? (Hình ảnh Internet)

Ứng xử trong hoạt động khác khi thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định về ứng xử trong hoạt động khác khi thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

- Kiểm toán viên nhà nước phải tự giác báo cáo cấp có thẩm quyền khi bản thân thuộc các trường hợp không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm toán theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

- Kiểm toán viên nhà nước phải trung thực trong việc báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân, kê khai tài sản, thu nhập; không mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định;

- Kiểm toán viên nhà nước chỉ được sử dụng tài sản công với mục đích hợp pháp và chính đáng; phải tuân thủ quy định của Kiểm toán nhà nước về tạm ứng, thanh toán công tác phí và các khoản chi khác; nghiêm cấm việc thanh toán trùng lặp công tác phí từ nhiều nguồn khác nhau hoặc lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính.

Hành vi nghiêm cấm Kiểm toán viên nhà nước trong ứng xử nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định về các hành vi nghiêm cấm đối với Kiểm toán viên nhà nước trong hoạt động kiểm toán bao gồm:

(1) Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định; không đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định;

(2) Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đơn vị được kiểm toán cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm; lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đơn vị được kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

(3) Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đơn vị được kiểm toán hoặc người có liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

(4) Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đơn vị được kiểm toán hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Để vợ (chồng); bố mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào hoạt động kiểm toán. Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đơn vị được kiểm toán;

(5) Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đơn vị được kiểm toán; bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm;

(6) Thoả thuận, đặt điều kiện với đơn vị được kiểm toán hoặc người có liên quan đến đơn vị được kiểm toán và thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm toán;

(7) Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm;

(8) Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích;

(9) Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán vượt thẩm quyền, không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định;

(10) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;

(11) Sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đơn vị được kiểm toán;

(12) Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đơn vị được kiểm toán;

(13) Cản trở, can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm toán;

(14) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm toán không đúng bản chất sự việc; tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đơn vị được kiểm toán có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân;

(15) Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đơn vị được kiểm toán thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm;

(16) Không kịp thời đề nghị cấp có thẩm quyền thay đổi thành viên đoàn kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan trong công tác;

Không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm toán;

Không kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để kiểm tra, kiểm toán đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã được xác định là có cơ sở.

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo hành vi nào khi ứng xử trong thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Pháp luật
Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện thế nào? Các nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
277 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào