Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện khi nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ là gì?
Kiểm soát thủ tục hành chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Tiếp theo đó, căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Như vậy, kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện khi nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
- Kiểm soát thủ tục hành chính phải đảm đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
- Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
- Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Như vậy, Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Văn phòng Chính phủ) có tên gọi là Phòng kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
- Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phê duyệt;
+ Kiểm soát quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II Nghị định 63/2010/NĐ-CP;
+ Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Chương III Nghị định 63/2010/NĐ-CP;
+ Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để giao cho các cục, vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ xử lý theo quy định tại Nghị định 20/2008/NĐ-CP; đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
+ Kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện tạo đường kết nối về các dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho cá nhân, tổ chức từ các cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
+ Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo;
+Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 63/2010/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 20/2008/NĐ-CP;
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Đôn đốc các vụ, cục, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính;
+ Trong quá trình hoạt động tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ việc huy động cán bộ, công chức của các vụ, cục, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; trường hợp cần thiết, trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng và sử dụng chuyên gia tư vấn trong và ngoài khu vực nhà nước đến làm việc theo chế độ hợp đồng khoán việc phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá độc lập tác động của thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về thủ tục hành chính và việc lấy ý kiến theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định;
+ Tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ chức;
+ Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giao.
Như vậy, Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?