Không thực hiện đúng biên bản ghi nhận kết quả hiệp thương giá mới nhất 2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Không thực hiện đúng biên bản ghi nhận kết quả hiệp thương giá mới nhất 2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền quy định Nghị định 87/2024/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Do đó, hành vi các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm hiệp thương giá sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, căn cứ tại Điều 11 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng biên bản ghi nhận kết quả hiệp thương hoặc văn bản xác định mức giá của cơ quan hiệp thương giá.
Như vậy, hành vi không thực hiện đúng biên bản ghi nhận kết quả hiệp thương bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
Không thực hiện đúng biên bản ghi nhận kết quả hiệp thương giá từ 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình ảnh Internet)
Bên mua và bên bán tổ chức hiệp thương giá như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Giá 2023 quy định về tổ chức hiệp thương giá như sau:
(1) Khi nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ, cơ quan hiệp thương giá tổ chức rà soát, đánh giá việc đáp ứng tiêu chí của hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Luật Giá 2023. Trường hợp cần thiết, cơ quan hiệp thương giá có văn bản đề nghị các bên bổ sung thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
(2) Cơ quan hiệp thương giá tổ chức hội nghị hiệp thương giá để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Bên mua và bên bán có văn bản cử người đại diện của mình tham gia hội nghị hiệp thương giá.
(3) Tại hội nghị hiệp thương giá, cơ quan hiệp thương giá có vai trò trung gian để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá và không được can thiệp vào mức giá mà các bên đã thương lượng.
(4) Tại hội nghị hiệp thương giá, trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương giá kết thúc;
Cơ quan hiệp thương giá lập biên bản để các bên ký ghi nhận kết quả hiệp thương. Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá;
Mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác. Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương mà 02 bên đã thoả thuận.
(5) Trong trường hợp bên mua và bên bán không thỏa thuận được mức giá và tiếp tục đề nghị cơ quan hiệp thương giá xác định mức giá để 02 bên thực hiện thì cơ quan hiệp thương giá lập biên bản về các nội dung này.
Cơ quan hiệp thương giá tiếp tục tổ chức xác định mức giá để 02 bên thực hiện. Văn bản xác định mức giá của cơ quan hiệp thương giá chỉ được áp dụng 01 lần cho đúng đối tượng đề nghị hiệp thương, theo đúng vụ việc mua, bán, khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị và không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác.
Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm tuân thủ mức giá do cơ quan hiệp thương giá đã xác định.
Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023.
Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá;
Trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
- Hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM theo Công văn 28690 thế nào?
- Bé dưới 06 tuổi được bố mẹ đề nghị cấp thẻ căn cước có thực hiện thủ tục cấp thẻ qua ứng dụng VNeID không?
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
- Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có được thực hiện khi bên thuê trả lại nhà ở đang thuê không?