Không điều tra khu vực đất bị ô nhiễm trước khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt đến 100.000.000 đồng?
- Không điều tra khu vực đất ô nhiễm khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
- Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Không điều tra khu vực đất ô nhiễm khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Như vậy, công ty bạn thuộc trường hợp thứ nhất cho nên sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì công ty bạn là một tổ chức cho nên mức phạt sẽ bị nhân đôi, tức là: 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Không điều tra khu vực đất bị ô nhiễm trước khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt đến 100.000.000 đồng? (Hình từ internet)
Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng tiến độ hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các vi phạm hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
- Hành vi vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí bảo vệ môi trường không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ theo quy định không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải chịu hình phạt khắc phục hậu quả sau đây:
- Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?