Khi nào người tinh giản biên chế được tuyển dụng lại không cần phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản?
Khi nào người tinh giản biên chế được tuyển dụng lại không cần phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận?
Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế do Chính phủ ban hành ngày 03/6/2023. Tại đây
Đối chiếu quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Theo đó, đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại trong thời gian 05 năm (60 tháng) kể từ ngày thực hiện tinh giản thì phải hoàn trả lại cố số tiền trợ cấp.
Như vậy, nếu người tinh giản biên chế được bầu cử, tuyển dụng lại sau khoảng thời gian này (sau 05 năm) thì sẽ không cần phải thực hiện hoàn trả lại trợ cấp tinh giản biên chế.
Đây là điểm mới so với quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (quy định hiện hành không xác định thời hạn để thực hiện hoàn trả tiền trợ cấp mà áp dụng cho mọi trường hợp được bầu cử, tuyển dụng lại.
Khi nào người tinh giản biên chế được tuyển dụng lại không cần phải hoàn trả tiền trợ cấp tinh giản? (Hình từ Internet)
Thời gian tính trợ cấp tinh giản biên chế được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, khoản 4 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, khoản 5 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, thời gian để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế xác định như sau:
(1) Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi:
Ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; Trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
(2) Thời gian để tính trợ cấp chế độ tinh giản biên chế
- Bằng tổng thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (theo số BHXH của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ BHXH một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.
- Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: Từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
(3) Đối với chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu:
Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi được xác định như sau:
Nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được xác định từ 05 nguồn theo quy định nêu trên.
Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/7/2023. Trong đó, các chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Xem chi tiết toàn bộ Nghị định 29/2023/NĐ-CP tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?