Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?

Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên là gì? - Câu hỏi từ anh Nghĩa (Biên Hòa)

Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?

Căn cứ quy định tại Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 như sau:

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, người chưa thành niên được xem là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính khi đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.

Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì? (Hình từ Internet)

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?

Theo quy định tại Điều 138 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được bổ sung bởi khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau:

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý tại gia đình;
3. Giáo dục dựa vào cộng đồng.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2022 biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên là gì?

Theo quy định tại Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) về biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng như sau:

- Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.

- Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện.

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Ngoài ra, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể các biện pháp thay thế xử lý hành chính đối với người chưa thành niên như sau:

- Biện pháp nhắc nhở được quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

+ Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

+ Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

- Biện pháp quản lý tại gia đình được quy định tại Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

+ Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Người chưa thành niên
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Pháp luật
Mức phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất mới nhất hiện nay theo Nghị định 123 2024 thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi vẽ lên cột điện tại nơi công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì? Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Pháp luật
Nếu vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử lý thì người đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt hành vi bỏ hoang đất mới nhất theo Nghị định 123 2024 áp dụng từ ngày 4 10 2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
6,128 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người chưa thành niên Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào