Khi nào đơn tranh chấp đất đai tại TPHCM sẽ được thụ lý? Điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai?
Đơn tranh chấp đất đai tại TPHCM được thụ lý khi nào?
Ngày 19/5/2023, UBND TPHCM ban hành Quyết định 20/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND.
Theo đó, tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây
(1) Cá nhân, tổ chức tranh chấp đất đai phải có căn cứ chứng minh:
- Đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành;
- Phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình hoặc có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân các cấp;
- Có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
(2) Người gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
(3) Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trực tiếp đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn quy định (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
(4) Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chưa được Tòa án thụ lý để giải quyết.
(5) Đơn tranh chấp đất đai phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu của người viết đơn. Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.
Như vậy, so với Quyết định 06/2018/QĐ-UBND thì Quyết định 20/2023/QĐ-UBND bổ sung thêm “Căn cước công dân”.
Như vậy, đơn tranh chấp đất đai phải đáp ứng các yêu cầu trên để được thụ lý giải quyết.
(6) Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
- Biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
- Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Khi nào đơn tranh chấp đất đai tại TPHCM sẽ được thụ lý? Điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai? (Hình từ Internet)
Điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 3 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai theo khoản 5 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:
- Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
- Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành; việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế;
- Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã được vận động, thuyết phục thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế và buộc người bị cưỡng chế thực hiện các nội dung của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?