Khi nào có Nghị định về chế độ tiền lương mới theo cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Khi nào có Nghị định về chế độ tiền lương mới theo cải cách tiền lương?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến nội dung cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
Trên tinh thần đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung về việc sẽ xây dựng 5 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là khu vực công). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ về việc khi nào sẽ có 5 bảng lương mới để áp dụng với khu vực công.
Theo thông tin từ Chính phủ thì vào năm 2024, sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng sẽ phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Bộ cũng phối hợp với Ban công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng từng đề cập đến việc thực hiện cải cách tiền lương với nội dung như sau:
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, dự kiến là sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình trịnh cải cách tiền lương và các nội dung của của chế độ tiển lương mới vào năm 2024 thì Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về chế độ tiền lương mới theo ý kiến tham mưu từ Bộ Nội Vụ.
Do cải cách tiền lương dự kiến áp dụng từ ngày 01/7/2024, vì thế nếu không có gì thay đổi thì Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực công sẽ có trước ngày 01/7/2024. Trong trường hợp Nghị định về chế độ tiền lương mới được bạn hành sau thời điểm trên thì cũng có thể sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Khi nào có Nghị định về chế độ tiền lương mới theo cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)
Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức gồm những khoản nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ tiến hành bỏ đi mức lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay. Thay vào đó, sẽ ban hành 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo đó, cơ cấu tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ gồm có Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương 2024 sẽ đến từ 3 khoản là tiền lương, phụ cấp (nếu có) và tiền thưởng (nếu có)
5 bảng lương mới đối với khu vực công như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề cập đến việc xây dựng 5 bảng lương mới như sau:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-noi-vu-se-trinh-chinh-phu-ban-hanh-nghi-dinh-ve-che-do-tien-luong-moi-119231105122112373.htm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?