Khi lập biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không ký có phải giao cho bên vi phạm 1 bản khi lập biên bản xong hay không?
Biên bản vi phạm hành chính có bắt buộc bên vi phạm phải ký vào hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có nội dung như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
5. Ký biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;
b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Như vậy, theo nguyên tắc bên vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải ký hoặc điểm chỉ vào biên bản vi phạm trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Trường hợp bên vi phạm cố tình không ký thì vẫn có giá trị nếu được làm chứng của chính quyền địa phương hay nhân chứng tại thời điểm đó. Trường hợp không có chữ ký của những người này, biên bản vẫn được lập và ghi rõ lý do.
Khi lập biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không ký có phải giao cho bên vi phạm 1 bản khi lập biên bản xong hay không? (Hình từ Internet)
Người vi phạm có không ký biên bản vi phạm hành chính thì có phải giao cho bên vi phạm 1 bản khi lập biên bản xong hay không?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP nêu trên quy định biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản.
Ngoài ra, quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc giao biên bản cho bên vi phạm như sau:
Giao biên bản vi phạm hành chính:
...
a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản;
b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.
Như vậy, biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo nguyên tắc sau khi lập xong sẽ phải giao cho bên vi phạm một bản mà không cần căn cứ vào việc bên vi phạm có ký vào biên bản hay chưa.
Còn đối với trường hợp bên vi phạm từ chối nhận hoặc trốn tránh không nhận biên bản thì cụ thể, Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
...
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không ghi rõ ngày giờ vi phạm thì biên bản có giá trị không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;
c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;
e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);
h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);
i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;
k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;
l) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.
Như vậy, ngày giờ xảy ra vi phạm là nội dung bắt buộc của biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản không đủ những nội dung nêu trên là không đúng với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?