Khi kết thúc tuần tra, kiểm soát Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì?
- Khi kết thúc tuần tra, kiểm soát Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì?
- Yêu cầu đối với việc Tổ Cảnh sát giao thông ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ là gì?
- Việc tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông của Tổ Cảnh sát giao thông được thực hiện như thế nào?
Khi kết thúc tuần tra, kiểm soát Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
- Tổ trưởng phải họp tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, ký xác nhận.
- Báo cáo tình hình, kết quả của tổ.
- Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, phương tiện, tang vật bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
Khi kết thúc tuần tra, kiểm soát Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với việc Tổ Cảnh sát giao thông ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định như sau:
Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Các vụ việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác.
Như vậy theo quy định trên việc Tổ Cảnh sát giao thông ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ phải tuân thủ yêu cầu sau:
Các vụ việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian, gồm:
- Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn);
- Kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm;
- Biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác;
- Vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác.
Việc tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông của Tổ Cảnh sát giao thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định việc tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
Bước 2: Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
Bước 3: Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Bước 4: Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
Bước 5: Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Lưu ý: Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?