Khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Cá nhân vi phạm phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ trong mọi trường hợp đúng không?
- Việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ?
Cá nhân vi phạm phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ trong mọi trường hợp đúng không?
Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ như sau:
Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Theo quy định trên, không phải tất cả trường hợp cá nhân vi phạm phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ. Trường hợp chủ phương tiện giao thông không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với phương tiện hoặc cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện.
Việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
7. Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.
Như vậy, quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ?
Tại quy định Điều 4 Nghị định 138/2021/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Căn cứ quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ như sau:
- Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật phương tiện giao thông bị tạm giữ.
- Vi phạm quy định về niêm phong phương tiện giao thông bị tạm giữ; mang phương tiện giao thông bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
- Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện giao thông bị tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?