Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 thế nào?
Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 thế nào?
Ngày 03/1/2025, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có Thông báo 08/TB-HĐKT kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (KQTSHNLS) đợt 2 năm 2024 gửi Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tải về Thông báo 08/TB-HĐKT năm 2024
Cụ thể, thực hiện Luật Luật sư 2006, Thông tư 10/2021/TT-BTP, Quyết định 215/QĐ-LĐLSVN năm 2024 và Quyết định 224/QĐ-LĐLSVN năm 2024, Hội đồng Kiểm tra đã tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 vào các ngày 08, 09, 10/11/2024 tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho những người tập sự đủ điều kiện tham dự kiểm tra theo quy định.
Căn cứ Quyết định 64/QĐ-HĐKT năm 2025 của Chủ tịch Hội đồng Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2/2024 về việc phê duyệt kết quả phúc tra của 183 thí sinh đề nghị phúc tra 209 bài (khu vực phía Bắc) và 283 thí sinh đề nghị phúc tra 305 bài (khu vực phía Nam), Hội đồng kiểm tra thông báo cho các Đoàn Luật sư, Sở Tư pháp và người tập sự có đơn đề nghị phúc tra về điểm phúc tra, tổng hợp kết quả Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sau khi chấm phúc tra.
Hội đồng kiểm tra đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thông báo kết quả chấm phúc tra cho từng người tập sự hành nghề luật sư trong danh sách kèm theo Thông báo này được biết.
Tải về Kết quả phúc tra phía Bắc
Tải về Danh sách thí sinh công bố điểm sau (phía Bắc)
Tải về Kết quả phúc tra phía Nam
Tải về Danh sách thí sinh công bố điểm sau (phía Nam)
Trên đây là Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024.
>> Tuyển dụng trợ lý Luật sư - Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Điều kiện làm Luật sư hiện nay như thế nào?
Về tiêu chuẩn luật sư, được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 như sau:
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Trong đó:
Đối với đào tạo nghề Luật sư:
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật Luật sư 2006 quy định về đào tạo nghề luật sư như sau:
- Có Bằng cử nhân luật và đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;
- Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư theo thời gian đào tạo mà pháp luật quy định là mười hai tháng và được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Đối với cơ sở đào tạo nghề luật sư được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp;
- Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Tuy nhiên việc đào tạo nghề luật sư vẫn có ngoại lệ, tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư, bao gồm:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, việc công nhận tại Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đối với tập sư hành nghề luật sư được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Luật sư 2006 như sau:
- Người đã có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người được miễn đào tạo nghề luật sư phải tham gia tập sư hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư.
- Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng trừ trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Đối với cấp chứng chỉ hành nghề luật sư theo khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 17 Luật Luật sư 2006 như sau:
- Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006.
- Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Chứng chỉ hành nghề Luật sư do ai cấp?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định như sau:
Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
...
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện khi nào? Trình tự thủ tục làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện ra sao?
- Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn ở đâu?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì? Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có được chuyển nhượng cho người khác hay không?
- Mẫu Thông báo kết luận giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Không giải quyết tố cáo đảng viên đối với đơn tố cáo có tên khi nào?
- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 175? Phạm vi hoạt động của tổ chức là gì?