Kết quả bầu Chủ tịch nước ngày 21 10 2024 được thông qua khi nào? Chủ tịch nước của Việt Nam hiện nay có những quyền hạn gì?
Kết quả bầu Chủ tịch nước ngày 21 10 2024 được thông qua khi nào?
"Kết quả bầu Chủ tịch nước được thông qua khi nào?" là vấn đề hiện nay đang được nhiều người quan tâm, tham khảo thông tin quy định dưới đây để biết được kết quả chủ tịch nước sẽ được thông qua khi nào?
Sau phần khai mạc được truyền hình và phát thanh trực tiếp, cuối giờ sáng 21/10, Quốc hội sẽ tiến hành họp riêng về công tác nhân sự.
Đầu giờ chiều, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự.
Tiếp đó, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo: Bộ trưởng Bộ Công Thương, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
Từ 16 giờ 30: (Truyền hình, phát thanh trực tiếp).
Điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tiếp theo chương trình làm việc của Quốc hội về công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lương Cường.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày toàn văn dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, pháp luật đối với ông Lương Cường.
Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Lương Cường (với số phiếu 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành).
Như vậy, đồng chí Lương Cường sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Chi tiết: tại đây
Xem thêm: Danh sách nhân sự bầu Chủ tịch nước ngày 21/10/2024 được trình khi nào?
Tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định đối với ban kiểm phiếu như sau:
Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
...
Theo quy định trên, trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử.
Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Như vậy, nếu được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì người được trình Quốc hội bầu Chủ tịch nước sẽ được trúng cử vào chức danh này.
Theo đó, kết quả bầu Chủ tịch nước ngày 21 10 2024 được thông qua nếu được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn trừ trường hợp nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Xem thêm: Chủ tịch nước mới được bầu có nhiệm kỳ là bao lâu?
Xem thêm: Ứng viên Chủ tịch nước hiện nay
Xem thêm: Quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước mới nhất 2024?
Xem thêm: Ứng viên Chủ tịch nước hiện nay?
Xem thêm: Ai được bầu Chủ tịch nước 2024?
Kết quả bầu Chủ tịch nước được thông qua khi nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch nước của Việt Nam được bầu bằng hình thức nào theo quy định?
Tại Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nêu rõ quy trình bầu chủ tịch nước như sau:
Bước 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Bước 2: Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Bước 3: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
Bước 4: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
Bước 5: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
Bước 6: Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Bước 7: Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 8: Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
Bước 9: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Bước 10: Quốc hội thảo luận.
Bước 11: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 12: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Bước 13: Chủ tịch nước tuyên thệ.
Chủ tịch nước của Việt Nam hiện nay có những quyền hạn gì?
Tại Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định về quyền chủ tịch nước như sau:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp 2013; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?