Kéo dài thời gian và bổ sung thủ tục thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh của Bộ Nội vụ?
Trình tự thực hiện thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về trình tự thực hiện thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay như sau:
Trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị quyết này.
3. Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
4. Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính, cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nội vụ.
Theo như quy định trên thì hiện nay, khi tiến hành thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cho Hội đồng nhân dân cùng cấp xem và thông qua.
Sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua thì gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ.
Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ.
Sau khi có kết quả thẩm định, trong vòng 15 ngày thì Bộ Nội vụ phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của Bộ Nội vụ trình đến, Thủ tướng Chính phủ xẹm xét và quyết định phân loại đơn vị hành chính.
Kéo dài thời gian và bổ sung thủ tục thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh của Bộ Nội vụ?
Kéo dài thời gian và bổ sung thủ tục thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính của Bộ Nội vụ?
Căn cứ vào khoản 12 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 26 như sau:
“3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.”.
Theo đó, thời gian thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính của Bộ Nội vụ đã được kéo dài từ 15 ngày thành 30 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ.
Bên cạnh đó, quy định trên cũng đã bổ sung thêm một số thủ tục Bộ Nội vụ cần phải làm khi thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính như thành lập hội đồng thẩm định, phối hợp với cơ quan khác để thẩm định hồ sơ, chủ trì khảo sát để phục vụ thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.
Tính điểm trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong phân loại đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 12 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
- Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống được tính 8 điểm; trên 10% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm.
Trường hợp không có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Có từ 20% đến 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
- Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
- Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;
- Tỷ lệ hộ nghèo từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?