Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 thực hiện như thế nào?
- Mục đích của Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 là gì?
- Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 đặt ra các nhiệm vụ gì cho các đơn vị Tổng cục, Cục thực hiện?
- Các đơn vị khác có liên quan thực hiện những nhiệm vụ gì theo Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024?
Mới đây, ngày 22/5/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 Tải về của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024
Mục đích của Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 là gì?
Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và ứng phó với các mục đích như sau:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nguồn nước trên các lưu vực sông.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đầy đủ về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và những thiên tai cực đoan khác.
- Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất, phòng, chống nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
Kế hoạch 01 của Bộ TNMT ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 thực hiện như thế nào?(Hình internet)
Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 đặt ra các nhiệm vụ gì cho các đơn vị Tổng cục, Cục thực hiện?
Tại Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp để ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024. Trong đó: Bộ yêu cầu:
* Tổng cục Khí tượng Thủy văn
- Tổng hợp diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp thời.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tăng cường giám sát hiện trạng nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các các lưu vực sông xuyên biên giới, các nguồn nước liên tỉnh.
- Đề xuất tổ chức các cuộc họp thảo luận nhận định nguy cơ và tác động của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác.
- Chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực thực hiện các nội dung tại Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023:
+ Theo dõi sát tình hình nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; rà soát, xác định các vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, báo cáo định kỳ 02 lần/tháng hoặc ngay sau khi phát hiện các điều kiện bất thường về Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
+ Tổ chức cung cấp thông tin cập nhật về hiện tượng El Nino, nguồn nước, nguy cơ bão, lũ bất thường vào ngày thứ 6 hàng tuần hoặc ngay khi phát hiện các điều kiện bất thường cho các cơ quan truyền thông theo quy định.
*Cục Quản lý tài nguyên nước
- Rà soát kế hoạch khai thác sử dụng nước trên các lưu vực sông; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước.
- Chia sẻ, cung cấp thông tin số liệu về vận hành hồ chứa
- Thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.
- Lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Cục Viễn thám quốc gia
- Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ viễn thám quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn; tác động, ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin...
- Cảnh báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn (cập nhật 01 tuần/lần); dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino.
Các đơn vị khác có liên quan thực hiện những nhiệm vụ gì theo Kế hoạch ứng phó với nguy cơ thời điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024?
Tại Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các Viện thực hiện nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
*Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Cung cấp các kết quả nghiên cứu về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán; các thông tin dự báo về lượng mưa, hiện tượng nắng nóng, hạn hán và cảnh báo tác động cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cập nhật 01 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu.
*Viện Khoa học Tài nguyên nước
- Phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước trong tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực và giám sát, đánh giá việc vận hành các hồ chứa lớn cung cấp thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
- Cung cấp các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
*Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
- Tăng cường công tác quan trắc, giám sát các nguồn nước dưới đất
- Dự báo tổng lượng tài nguyên nước; cảnh báo thiếu hụt nguồn nước, xâm nhập mặn, nguy cơ hạ thấp mực nước dưới đất.
- Đề xuất các giải pháp cấp bách nhắm cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống nhân nhân tại các vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
*Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
- Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng nguồn lưu vực sông Mê Công, cung cấp kịp thời các thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
* Báo Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin về tình hình, diễn biến thiên tai tới người dân để chủ động ứng phó trong các tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.
* Văn phòng Bộ
- Bảo đảm công tác tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn triển khai kịp thời, hiệu quả;
- Bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động phòng, CTT, TKCN của Lãnh đạo Bộ, Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ huy phòng, CTN và TKCN.
Xem chi tiết Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?