Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào?
- Tình hình việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 ra sao?
- Nhiệm vụ chính của kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là gì?
- Nội dung đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì? Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và giải pháp như thế nào?
Ngày 14/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 53/2023/NĐ-CP thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 năm 2023 của Quốc Hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tình hình việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 ra sao?
- Tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Theo đó, Quốc hội đã đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.
Nhiệm vụ chính của kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là gì?
Theo Nghị quyết 53/2023/NĐ-CP đã nêu rõ mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023 là:
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, đưa công tác THTK, CLP trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Các nhiệm vụ trọng tâm: theo đó, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Xây dựng Đề án tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
+ Từ năm 2023, triển khai trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
+ Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật tránh thất thoát, lãng phí
Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào? (Hình internet)
Nội dung đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì? Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và giải pháp như thế nào?
Tại Nghị quyết 53/2023/NĐ-CP có đề cập đến một số nội dung như sau:
- Thực tế được biết, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng.
Do đó, nhằm tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 đã đề ra cụ thể nội dung và giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và giải pháp như sau:
* Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
* Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp Chính phủ đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm, theo hướng vừa đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề từng năm.
* Bộ Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân.
* Các bộ, ngành, địa phương:
- Tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững.
- Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết
- Nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và khẩn trương có giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả giám sát 330/BC-ĐGS của Đoàn giám sát Quốc hội.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cá thể hóa trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật tránh thất thoát, lãng phí.
- Tập trung nghiên cứu kỹ các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nêu trong Báo cáo 330/BC-ĐGS của Đoàn giám sát Quốc hội để thực hiện nghiêm các nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục ban hành kèm Nghị quyết 53/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?