Kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung năm 2023 gồm nội dung gì?
Nguyên tắc bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn là gì?
Theo quy định Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn như sau:
- Đảm bảo số lượng, chất lượng nước cấp và chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động bền vững công trình.
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu các bệnh lây truyền qua đường nước.
- Giảm tỷ lệ thất thoát nước, tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường, sinh thái.
Kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung có nội dung như sau:
Nội dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
1. Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước.
a) Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước, phạm vi cấp nước; hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng; các yêu cầu về số lượng, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thất thoát nước;
b) Sơ đồ quy trình công nghệ cấp nước gồm thu nước, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng;
c) Thông tin cơ bản về khách hàng, giá nước;
d) Đánh giá quá trình vận hành công trình, các sự cố đã xảy ra (nếu có).
2. Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước.
a) Mô tả nội dung nguy hại đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học, vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình cấp nước;
b) Đánh giá mức độ tác động rủi ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của công trình theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đánh giá sự cố có thể xảy ra theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra theo Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch cải thiện từng bước.
a) Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng trên cơ sở mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng theo Mẫu số 03, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo Mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa khắc phục các rủi ro, sự cố theo mức độ ưu tiên, cải thiện từng bước.
4. Xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát.
a) Xây dựng kịch bản các sự cố mất kiểm soát, tình huống khẩn cấp từ nguồn nước cấp, thu, trữ, xử lý, phân phối nước và các phương án, quy trình ứng phó kịp thời; đề xuất biện pháp cấp nước thay thế trong trường hợp gián đoạn cấp nước trên 48 giờ;
b) Dự kiến nguồn lực, kinh phí và phân công tổ chức thực hiện.
5. Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xác định các chỉ số kiểm tra, đánh giá và giới hạn kiểm soát mất an toàn công trình cấp nước;
b) Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
6. Xây dựng, quản lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xây dựng, lưu trữ, quản lý các tài liệu thuộc kế hoạch cấp nước an toàn; quy trình quản lý vận hành; nhật ký vận hành; hồ sơ khách hàng; kết quả kiểm tra và đánh giá, các biện pháp khắc phục sự cố;
b) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại và phản ánh của khách hàng, cộng đồng.
Như vậy, kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bao gồm:
- Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước.
- Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước.
- Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch cải thiện từng bước.
- Xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát.
- Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn.
- Xây dựng, quản lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn.
Kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung năm 2023 gồm nội dung gì? (Hình từ Internet)
Kỳ kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh là bao lâu?
Tại quy định Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về kỳ kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh
1. Kỳ kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh là 05 năm.
2. Trước ngày 30 tháng 3 của năm trước kỳ kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; đơn vị cấp nước về việc đề xuất nội dung kế hoạch.
3. Trước ngày 30 tháng 4 của năm trước kỳ kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, đơn vị cấp nước đề xuất nội dung kế hoạch và danh mục công trình đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 Thông tư này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung đề xuất theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trước ngày 30 tháng 5 của năm trước kỳ kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trước ngày 30 tháng 6 của năm trước kỳ kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh.
Theo quy định trên, kế hoạch cấp nước an toàn cấp tỉnh được xây dựng và phê duyệt 05 năm/lần.
Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?