Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?

Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?

Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?

Xem thêm: Quyết định 139/QĐ-BCĐTKNQ18 về Kế hoạch tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?

Ngày 06/12/2024, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đã ban hành Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024.

Mục đích được đề ra tại Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 là tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV và khóa XVI bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định nhằm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân, tăng cường sự quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?

Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ? (Hình từ Internet)

06 Nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ 06 nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:

- Các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng ủy bộ sau sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm theo yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

- Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các Bộ) trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc nêu trên, bảo đảm bám sát yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng thời, rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tỉnh hình mới.

- Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

- Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản cộng và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Định hướng kế hoạch sắp xếp, tổ chức bộ máy của Chính phủ đối với các bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ định hướng kế hoạch sắp xếp, tổ chức bộ máy của Chính phủ đối với các bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

Duy trì 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong)

- Đối với các Bộ, gồm: (1) Bộ Quốc phòng; (2) Bộ Công an; (3) Bộ Tư pháp; (4) Bộ Công Thương; (5) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đối với các cơ quan ngang Bộ, gồm: (1) Văn phòng Chính phủ; (2) Thanh tra Chính phủ; (3) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang Bộ nêu trên là cần thiết, bảo tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang Bộ

(1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

(2) Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).

(3) Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.

(4) Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).

(5) Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

(6) Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.

(7) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).

(8) Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trị, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.

(9) Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tinh gọn bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn lập Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Tỉnh ủy? Tổ chức thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW thế nào?
Pháp luật
Danh sách các cơ quan tạm dừng tuyển công chức từ 01/12/2024 để triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
Cách viết mẫu báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW? Quyết tâm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Pháp luật
Dừng thi tuyển công chức và bổ nhiệm cán bộ, triển khai sắp xếp bộ máy
Pháp luật
Phương án sắp xếp Cán bộ Công chức Viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy hành chính ra sao?
Pháp luật
Công văn 22-CV/BCĐ triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 18 thế nào? Sau khi có nghị quyết sẽ thực hiện ngay việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy nào?
Pháp luật
Danh sách 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ duy trì và 14 bộ, cơ quan ngang Bộ định hướng sắp xếp và hợp nhất theo Kế hoạch 141?
Pháp luật
Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 là khi nào?
Pháp luật
19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?
Pháp luật
Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh gọn bộ máy nhà nước
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,393 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh gọn bộ máy nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh gọn bộ máy nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào