Huy động vốn để phát triển nhà ở thực hiện dưới những hình thức nào theo hướng dẫn tại Luật Nhà ở 2023?
Huy động vốn để phát triển nhà ở thực hiện dưới những hình thức nào theo hướng dẫn tại Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Nhà ở 2023 thì các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở bao gồm:
- Huy động vốn thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
- Huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
- Huy động thông qua cấp vốn từ nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở bao gồm:
+ Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
+ Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
- Huy động thông qua vay vốn từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
- Huy động thông qua vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Huy động vốn để phát triển nhà ở thực hiện dưới những hình thức nào theo hướng dẫn tại Luật Nhà ở 2023? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn về vốn phát triển nhà ở theo quy định mới nhất tại Luật Nhà ở 2023 cụ thể như thế nào?
Tại Điều 115 Luật Nhà ở 2023 có hướng dẫn vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
Nhà ở thương mại
Vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm:
- Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
- Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
- Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
- Tiền mua, tiền thuê mua nhà ở trả trước, trả chậm, trả dần của khách hàng theo hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;
- Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhà ở công vụ
Vốn để phát triển nhà ở công vụ bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Nhà ở xã hội
Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội bao gồm:
- Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
- Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
- Vốn của đối tượng thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;
- Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội hoặc vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
- Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Vốn để phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:
- Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
- Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn từ Quỹ phát triển đất;
- Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, vốn từ đóng góp của người được tái định cư đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Nhà ở của cá nhân
Vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm:
- Vốn của cá nhân;
- Vốn hợp tác giữa các cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư;
- Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
- Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Luật Nhà ở 2023 khi nào phát sinh hiệu lực trên thực tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Luật Nhà ở 2023 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 Luật Nhà ở 2023 phát sinh hiệu lực thi hành trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?