Hướng dẫn xác định thời điểm bắt đầu chấp hành án, thời gian chấp hành án hình sự như thế nào theo quy định?
Thời điểm bắt đầu chấp hành án được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Xác định thời điểm bắt đầu chấp hành án, thời gian chấp hành án
1. Thời điểm bắt đầu chấp hành án được xác định như sau:
a) Thời điểm bắt đầu chấp hành án treo thực hiện theo Điều 5 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo và khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo;
b) Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án;
c) Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế tính từ ngày chấp hành xong án phạt tù;
d) Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt tước một số quyền công dân tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
đ) Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Theo như quy định trên, thời gian bắt đầu chấp hành án được xác định như sau:
- Thời điểm bắt đầu chấp hành án treo thực hiện theo Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án;
- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế tính từ ngày chấp hành xong án phạt tù;
- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt tước một số quyền công dân tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Hướng dẫn xác định thời điểm bắt đầu chấp hành án, thời gian chấp hành án như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép thì thời gian chấp hành án được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Xác định thời điểm bắt đầu chấp hành án, thời gian chấp hành án
...
2. Trường hợp người chấp hành án phạt quản chế vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Thi hành án hình sự thì thời gian không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế được tính theo số ngày đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc số ngày vi phạm quy định ghi trong giấy phép.
Căn cứ biên bản xác định người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế không có giấy phép, vi phạm quy định ghi trong giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để ra quyết định về thời gian không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án đã ra quyết định thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo như quy định trên, trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép thì thời gian không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế được tính theo số ngày đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép.
Căn cứ biên bản xác định người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế không có giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để ra quyết định về thời gian không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án đã ra quyết định thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp.
Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ
1. Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì Công an cấp xã lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, lưu hồ sơ thi hành án.
2. Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế.
Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo như quy định trên, người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?