Hướng dẫn về Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hướng dẫn về Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hồ sơ người sử dụng lao động thực hiện việc thông báo cho thôi việc đối với người lao động lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh bao gồm những tài liệu nào?
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế?
Hướng dẫn về Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
Ngày 31/07/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 17792/SLĐTBXH-LĐ năm 2023 hướng dẫn thực hiện tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
Theo Công văn 17792/SLĐTBXH-LĐ năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động như sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đến các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
Nội dung về quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: https://sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn/, chuyên mục Lao động - Tiền lương - BHXH.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ban Quản lý các Khu chế xuất - Công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phổ biến nội dung nêu trên đến các đơn vị, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.
- Đề nghị Ban Quản lý các Khu chế xuất - Công nghiệp tổng hợp danh sách đơn vị, doanh nghiệp đã gửi thông báo cho thôi việc đối với người lao động theo quy định Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (bằng hình thức trực tuyến, truy cập vào link Google Form theo hướng dẫn của Sở).
Hướng dẫn về Quy trình tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh?
Hồ sơ người sử dụng lao động thực hiện việc thông báo cho thôi việc đối với người lao động lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh bao gồm những tài liệu nào?
Tại Mục 1 Quy trình tiếp nhận thông báo tiếp nhận thông báo cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 15233/ QĐ-SLĐTBXH năm 2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh quy định về hồ sơ tiếp nhận bao gồm:
(1) Văn bản thông báo: 1 bản chính
(2) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến việc cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (nếu có): 1 bản chính.
(3) Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có): 1 bản chính
(4) Phương án sử dụng lao động: 1 bản chính
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ phận Văn thư), địa chỉ số 159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3
Thời gian xử lý hồ sơ: Bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (thành phần hồ sơ theo Mục I).
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế?
Tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Theo đó, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc vì lý do kinh tế như sau:
- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?