Hướng dẫn triển khai kế hoạch giáo dục đối với lớp 10 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
- Xây dựng các tổ hợp môn học và cụm chuyên đề học tập lựa chọn dành cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
- Quy định về các môn ngoại ngữ và môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
- Nội dung giáo dục của địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Xây dựng các tổ hợp môn học và cụm chuyên đề học tập lựa chọn dành cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về việc xây dựng các tổ hợp môn học và cụm chuyên đề học tập lựa chọn như sau:
- Mỗi trường trung học phổ thông xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 05 môn học được chọn từ 03 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình2 (mỗi nhóm chọn ít nhất 01 môn học); vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu học tập của học sinh và đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp.
- Xây dựng các cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải phù hợp với định hướng nghề nghiệp; học sinh chỉ được chọn cụm chuyên đề trong các môn học bắt buộc và các môn học đã lựa chọn.
- Đối với các môn học có nội dung lựa chọn (Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật) nhà trường xây dựng các phương án phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học để học sinh lựa chọn.
- Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GDĐT.
Quy định về các môn ngoại ngữ và môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về môn ngoại ngữ 1, môn tự chọn như sau:
- Môn Ngoại ngữ 1
Đối với các lớp chưa thực hiện dạy môn Ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2018, tiếp tục thực hiện môn Ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2006.
- Môn học tự chọn
Khuyến khích các cơ sở giáo dục trung học triển khai dạy học các môn tự chọn khi nhà trường có điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Xây dựng các tổ hợp môn học và cụm chuyên đề học tập lựa chọn cho học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
Nội dung giáo dục của địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định như sau:
Nội dung giáo dục của địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp thực hiện như mục 1.3 và 1.4 của phần II. Theo đó, nội dung này được thực hiện cụ thể như sau:
“II. Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
…
1.3. Nội dung giáo dục của địa phương
a) Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương. Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên.
b) Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.
c) Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
1.4. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
a) Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.
b) Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
c) Cán bộ quản lí, giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.”
Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT triển khai thực hiện Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời qua Vụ Giáo dục Trung học để được giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?