Hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Cách tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 như thế nào?
Hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Cách tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 như thế nào?
Xem thêm: Mẫu báo cáo Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư 2024
>> Mẫu bài phát biểu ngày hội đại đoàn kết dân tộc 18 11 2024
>> Ý nghĩa ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11
>> Lời cảm ơn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024
>> Bài viết về ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 hay và ý nghĩa
>> Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì?
>> Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp quan trọng diễn ra hàng năm ở Việt Nam, nhằm kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào ngày 18/11. Đây là dịp để khẳng định vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết, và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong Ngày hội Đại đoàn kết năm 2024, các hoạt động thường diễn ra bao gồm:
(1) Lễ kỷ niệm: Tổ chức lễ hội với sự tham gia của đại diện các cấp lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng người dân tại địa phương. Tại buổi lễ, các thành tích và nỗ lực của cộng đồng trong năm thường được tôn vinh.
(2) Gặp gỡ và giao lưu: Đây là cơ hội để mọi người trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi và thắt chặt mối quan hệ. Nhiều nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian để tạo không khí vui tươi, đoàn kết.
(3) Tổng kết phong trào thi đua: Ban tổ chức thường đánh giá và công bố kết quả các phong trào thi đua, khen thưởng các cá nhân, gia đình, và tổ chức có đóng góp tích cực.
(4) Hoạt động hỗ trợ cộng đồng: Nhiều nơi có các chương trình trao quà, hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên tinh thần, khích lệ họ vươn lên trong cuộc sống.
Ngày hội không chỉ là dịp đoàn kết dân tộc mà còn khuyến khích cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, phát triển đời sống văn hóa tinh thần.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Hướng dẫn số 03/HD-MTTQ-BTT ngày 16/10/2024 tại đây về việc hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.
- Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết
(1) Thời gian
Hoạt động tổ chức Ngày hội được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 18/11/2024.
(2) Hình thức và chủ trì tổ chức Ngày hội
- Hình thức tổ chức: Ngày hội được tổ chức chủ yếu ở địa bản khu dân cư. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp. - Chủ trì tổ chức Ngày hội:
+ Tổ chức tại khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì.
+ Tổ chức theo hình thức liên khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận (nơi đăng cai tổ chức Ngày hội) chủ trì và phối hợp các Ban Công tác Mặt trận khác tham gia thực hiện.
(3) Thành phần tham gia Ngày hội
- Mời toàn thể Nhân dân hoặc đại diện các hộ gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; cán bộ, đảng viên, người lao động; các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn; con em quê hương đang công tác, làm ăn xa quê về tham gia Ngày hội.
- Mời các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.
- Mời các vị Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam tham dự Ngày hội tại địa phương, nơi cư trú hoặc địa bàn khác theo ý kiến đề xuất.
- Vận động cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên chủ động về dự Ngày hội với Nhân dân tại quê hương hoặc nơi cư trú.
- Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn. 2.4 Hình thức trang trí
- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư và địa điểm tổ chức Ngày hội. - Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
Đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì):
(Lô gô của Mặt trận)
NGÀY HỘI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)….
.......Ngày….. tháng…. năm 2024
(4) Chương trình Ngày hội * Phần Lễ (khoảng 90 phút) gồm:
(1) Văn nghệ chào mừng.
(2) Chào cờ.
(3) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
(4) Ôn truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ; báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư năm 2024; phương hướng trọng tâm năm tới.
(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.
(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).
(7) Thông qua các quyết định biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư. Công bố kết quả Gia đình văn hóa năm 2024.
(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).
(9) Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”; và các phong trào, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên, qua đó tạo động lực để xây dựng và phát triển khu dân cư an toàn, lành mạnh, văn minh, giàu đẹp.
(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần Hội
Xem thêm: Lời dẫn chương trình văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 năm 2024
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương; các hình thức “Dân vũ”, “Vũ điệu kết đoàn”, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời... nhằm thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn. Chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương trong Ngày hội. (Tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương để tổ chức cho phụ hợp, có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ)
- Tùy từng điều kiện của khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức... có thể tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” cho phù hợp.
- Khuyến khích các địa phương có sáng kiến, đổi mới tổ chức phần Hội đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.
Xem hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết của một số tỉnh:
Tỉnh | Văn bản hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết |
Bình Định | |
Bắc Kạn | |
Thanh Hóa | |
Hà Giang | |
Quảng Ngãi | |
Phú Yên | |
Nam Định | |
Quảng Ninh |
Xem hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết như trên.
>> Mẫu giấy mời dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024
>> Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024
Hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 (Hình từ Internet)
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc hàng năm là ngày mấy?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày 18/11.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo phương thức nào?
Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 như sau:
Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
2. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
3. Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
5. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6. Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo 06 phương thức gồm:
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
- Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?