Hướng dẫn thực hiện Nghị định 81 về cơ chế quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập? Mẫu đơn xin miễn, giảm học phí?
Quy định mới về trình tự, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí; phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập?
Theo Công văn 2696/BGDĐT-KHTC năm 2022 quy định như sau:
- Giai đoạn 2015-2020, chính sách học phí được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/102015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (Nghị định 86).
- Do Nghị định 86 trước đây không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí;
- Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, không quy định cụ thể quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách; không quy định cụ thể mẫu đơn xin miễn giảm học phí...
- Chính vì vậy Bộ GDĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86 (Thông tư liên tịch số 09), trong đó quy định cụ thể các nội dung:
+ Quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
+ Quy định về cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
+ Quy định về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
+ Quy định về quy trình lập, phân bổ, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
+ Quy định các mẫu đơn xin miễn, giảm học phí.
Điểm mới Nghị định 81 về cơ chế quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập? Mẫu đơn xin miễn, giảm học phí? (Hình từ internet)
Những nội dung gì được tích hợp trong Nghị định mới về trình tự, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí?
Theo Công văn 2696/BGDĐT-KHTC năm 2022 quy định như sau:
- Khi Bộ GDĐT chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 81 thay thế Nghị định 86, các Bộ ngành đều thống nhất ban hành Nghị định chi tiết, tích hợp, sửa đổi, bổ sung các nội dung trước đây quy định tại Thông tư liên tịch số 09 vào Nghị định 81 để không phải ban hành thông tư liên tịch giữa các Bộ hướng dẫn chi tiết Nghị định, vì theo quy định tại khoản 8a Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì không còn hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
- Do đó, các nội dung trước đây quy định tại Thông tư liên tịch số 09 đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp vào Nghị định 81, cụ thể như sau:
+ Quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí chi tiết tại Điều 19 Nghị định 81.
+ Quy định về cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí chi tiết tại Điều 20 Nghị định 81.
- Quy định về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập chi tiết tại Điều 21 (đối với cơ sở giáo dục công lập), Điều 22 (đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục) Nghị định 81.
+ Quy trình về lập, phân bổ, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 81.
+ Các biểu mẫu chi tiết theo Phụ lục số 1 đến số X kèm theo Nghị định 81.
Vì thế, Nghị định 86 trước đây chỉ có 5 Chương, 17 Điều nhưng Nghị định 81 có 6 Chương, 33 Điều do quy định chi tiết, đầy đủ các nội dung của Thông tư liên tịch số 09 hướng dẫn trước đây. Như vậy, quy định của Nghị định 81 đã đảm bảo đầy đủ các nội dung hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 81 quy định “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyển chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này”:
+ Quy định này là để phân công trách nhiệm cho Bộ GDĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và giải đáp trả lời kiến nghị, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện
Vì vậy, Bộ GDĐT đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu Nghị định81/2021/NĐ-CP và thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc để nghị gửi văn bản về Bộ GDĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quản lý nhà nước để được hướng dẫn, giải đáp.
Mẫu đơn xin miễn giảm học phí được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí như sau:
Tải mẫu đơn về: Tại đây.
Xem chi tiết Công văn 2696/BGDĐT-KHTC năm 2022: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?