Hướng dẫn thực hiện chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 theo Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch?
- Hướng dẫn thực hiện xây dựng dữ liệu số về di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030?
- Yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về di sản văn hóa như thế nào?
- Nâng cao nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 được hướng dẫn ra sao?
Hướng dẫn thực hiện xây dựng dữ liệu số về di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ theo Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn nội dung xây dựng dữ liệu số về di sản văn hóa với 03 nội dung như sau:
Thứ nhất, xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ
- Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
- Nội dung thực hiện:
+ Trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc đối tượng và phạm vi của Chương trình, nhằm bảo đảm sự tương đồng về hạ tầng kỹ thuật trong toàn hệ thống.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin dữ liệu ứng dụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết, khai thác dữ liệu đa chiều về di sản văn hóa thống nhất trên toàn quốc, bao gồm:
+ Nghiên cứu, xây dựng thống nhất nền tảng kỹ thuật số chung về quản lý, bảo tồn các dữ liệu trong lĩnh vực di sản văn hóa; có khả năng mở rộng để các địa phương, tổ chức kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin khác của Chính phủ, địa phương và các tổ chức liên quan.
+ Xây dựng phần mềm, ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu các di sản văn hóa trên nền tảng bản đồ số thống nhất VMAP của Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa, cho phép lưu trữ, quản lý, khai thác và lập báo cáo từ các nguồn dữ liệu số hóa; bảo đảm việc tra cứu thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, khả năng tích hợp, chia sẻ, kết nối và trực quan trong quá trình quản lý, khai thác.
Thứ hai, xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa:
- Đối tượng hỗ trợ: Di sản văn hóa thuộc các cơ quan, đơn vị và cá nhân quản lý/sở hữu về di sản văn hóa trên phạm vi toàn quốc theo quy định của Luật Di sản văn văn hóa.
- Nội dung thực hiện:
+ Rà soát, thu thập, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ tư liệu về các di tích, hiện vật, di sản tư liệu và di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng, ghi danh và công nhận theo quy định của quốc tế, khu vực và quốc gia để xây dựng danh sách ưu tiên các hạng mục cần số hóa.
+ Xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin di sản văn hóa số trong nước; tăng cường hợp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số về di sản văn hóa; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc số hóa các di sản văn hóa.
+ Thúc đẩy các dự án số hóa di sản văn hóa trên cơ sở xây dựng mới và tích hợp cơ sở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở với sự tham gia của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, trong đó:
Hình thành và công khai cơ sở dữ liệu hệ thống định danh di sản văn hóa Việt Nam trên không gian mạng. Chuyển đổi các dữ liệu về di sản văn hóa sang dạng số, sử dụng các công nghệ nhận dạng, quét ba chiều cập nhập thường xuyên lên hệ thống kho dữ liệu di sản văn hóa tập trung.
Hoàn thành việc thống kê, số hóa, xây dựng mục lục và xuất bản Tổng danh mục Di sản văn hóa Việt Nam công khai trên mạng Internet; tăng cường dịch vụ tham quan thực tế ảo, đổi mới các chuyên đề trưng bày trải nghiệm theo hướng trực tiếp và trực tuyến, panorama 360°.
Đa dạng hóa các dịch vụ bảo tàng sử dụng tài nguyên số, sản phẩm thông tin số trên nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Khuyến khích các bảo tàng ngoài công lập có phục vụ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân cùng tham gia số hóa di sản văn hóa mà họ đang quản lý, nắm giữ tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu chung quốc gia về di sản văn hóa.
Thứ ba, quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa
- Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung thực hiện:
+ Tích hợp cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa theo tiêu chuẩn tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử do cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ban hành, nhằm mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, phục vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác, tham gia phát triển, sáng tạo các dịch vụ mới.
+ Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Thứ tư, bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Đối tượng hỗ trợ: Hệ thống an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
- Nội dung thực hiện:
+ Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.
+ Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức căn bản.
+ Xây dựng tiêu chí cho bộ công cụ giám sát, kiểm tra cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu số Di sản văn hóa Việt Nam; xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá và công khai minh bạch trên mạng Internet.
+ Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng.
Hướng dẫn thực hiện chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 theo Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch? (Hình từ Internet)
Yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch hướng dẫn như sau:
- Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung thực hiện:
+ Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành di sản văn hóa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, quy định pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa.
+ Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin, chuẩn hóa hệ dữ liệu di sản văn hóa trong kho dữ liệu số quốc gia; kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các lĩnh vực bảo tàng, thư viện; xác lập quyền truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong nước và quốc tế.
+ Xây dựng danh sách ưu tiên các di sản cần số hóa; cập nhật thường xuyên danh sách này để bảo đảm hiệu quả về đầu tư và đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số.
+ Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển và cùng khai thác hệ sinh thái số về di sản văn hóa; khuyến khích việc tài trợ và đóng góp, ủng hộ vật chất cũng như các điều kiện khác thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Nâng cao nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 được hướng dẫn ra sao?
Căn cứ tiểu mục 6, tiểu mục 7 Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022, quy định như sau:
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đối tượng hỗ trợ: Các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan quản lý/sở hữu về di sản văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
- Nội dung thực hiện:
+ Đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo lại; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa.
+ Biên soạn đầy đủ sách, tài liệu hướng dẫn Chương trình số hóa di sản văn hóa, bồi dưỡng với nội dung, hình thức phong phú, dễ nắm bắt, cập nhật và công khai trên mạng Internet để cộng đồng sử dụng.
+ Huy động sự tham gia về nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức vào tiến trình chuyển đổi số ngành di sản văn hóa.
* Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
- Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Nội dung thực hiện:
+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia tiên tiến và tổ chức, doanh nghiệp quốc tế trong việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, chuyển giao khoa học và công nghệ, nguồn lực thông tin cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu khoa học trong ngành di sản văn hóa.
+ Tiếp thu, học tập kinh nghiệm của nước ngoài về việc triển khai số hóa cập nhật trên nền tảng bản đồ số di sản văn hóa và việc xây dựng, liên kết, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia và mạng lưới hệ thống bản đồ số về di sản văn hóa áp dụng vào tổ chức, quản lý, liên kết mạng dữ liệu di sản văn hóa tại Việt Nam.
+ Tích hợp, kết nối với các sản phẩm văn hóa Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế số hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?