Hướng dẫn sàng lọc người nhiễm COVID-19 trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần?

Cho hỏi hiện này cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thực hiện sàng lọc người nhiễm COVID-19 khi đang chữa bệnh bắt buộc tại cơ sở như thế nào? Câu hỏi của chị Ân đến từ Đồng Nai.

Đối tượng nào sẽ được áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc về sàng lọc người nhiễm COVID-19 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần?

Căn cứ vào Mục I Phần A Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

I. Đối tượng áp dụng
1. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần vừa được đưa đến cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật bỏ trốn sau đó tự quay về hoặc bị bắt lại.
3. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Theo đó, những đối tượng theo quy định trên sẽ được áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc về sàng lọc, điều trị, quản lý người nghi bệnh, người bệnh COVID-19 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Sàng lọc người nhiễm COVID-19 trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần như thế nào?

Hướng dẫn sàng lọc người nhiễm COVID-19 trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần? (Hình từ internet)

Sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm, người nhiễm COVID-19 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Phần B Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

I. Công tác sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh
1. Nguyên tắc
a) Rà soát và tổ chức khoa khám bệnh, khu vực sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV- 2 theo quy định của Bộ Y tế; xây dựng phương án sàng lọc cụ thể về nhân lực, cơ sở vật chất, khu vực sàng lọc khoa học, hợp lý.
b) Khu vực sàng lọc COVID-19 (Tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo)
Bố trí khu vực khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế để thực hiện khám sàng lọc COVID-19 đối với người bị bắt buộc chữa bệnh
Lưu ý: Khu vực sàng lọc bảo đảm thông khí, bố trí đầy đủ phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay, túi, thùng, phương tiện, thực hiện quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn và dự phòng tiếp xúc theo quy định.

Như vậy, nguyên tắc thực hiện công tác sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm, người nhiễm COVID-19 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh là sẽ rà soát và tổ chức khám bệnh, khu vực sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nghiệm, người nhiễm COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Khu vực khám sàng lọc sẽ được bố trí theo hướng dẫn của Bộ Y tế để tiến hành khám sàng lọc cho người bị nghi nhiễm, người nhiễm COVID-19.

Người nghi nhiễm, người bị nhiễm COVID-19 bị bắt lại sau khi bỏ trốn sẽ được khám sàng lọc COVID-19 thế nào tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Phần B Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

I. Công tác sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh
2. Sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh vừa được đưa đến cơ sở bắt buộc chữa bệnh hoặc bỏ trốn sau đó tự quay về/bị bắt lại
a) Kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận
Hồ sơ tiếp nhận theo quy định tại Quyết định số 5091/QĐ-BYT ngày 07/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Ban hành tạm thời Quy trình tiếp nhận, điều trị và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh”.
b) Đối với người bị BBCB không thuộc ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định và người tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì chuyển vào khoa điều trị phù hợp theo quy định.
c) Đối với người bị bắt buộc chữa bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 như các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác và các dấu hiệu bất thường khác có liên quan: thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2 (bằng các kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng nhiễm SAR-CoV-2), xử trí cụ thể như sau:
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SAR-CoV-2: thực hiện thăm khám ban đầu và chuyển vào khoa/phòng điều trị phù hợp theo quy định của đơn vị;
- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SAR-CoV-2: chuyển vào khu vực thu dung, điều trị người mắc COVID-19 của đơn vị.

Theo đó, người vừa được đưa tới hoặc người người bỏ trốn bị bắt lại cơ sở bắt buộc chữa bệnh sẽ tiến hành sang lọc nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 theo nội dung hướng dẫn trên.

Sàng lọc người bắt buộc chữa bệnh trong thời gian điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục I Phần B Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

I. Công tác sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh
3. Sàng lọc người bị bắt buộc chữa bệnh đang trong thời gian điều trị
Thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2 (bằng các kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng nhiễm SAR-CoV-2) nếu người bị BBCB đang trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 như các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác và các dấu hiệu bất thường khác có liên quan. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SAR-CoV-2 thì chuyển vào khu vực điều trị người mắc COVID-19 của đơn vị.

Như vậy, nếu người bắt buộc chữa bệnh đang trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 với những triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi,… thì sẽ xét nghiệm COVID-19.

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì đưa người này vào khu vực điều trị dành cho người nhiễm COVID-19.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào